Biến đo lường

Một phần của tài liệu Đo lường các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 48)

3.4.1. Biến phụ thuộc

Trong bài nghiên cứu, biến phụ thuộc là biến chất lượng BCTC, ký hiệu là QF. Có rất nhiều thang đo chất lượng BCTC, trong khuôn khổ bài luận văn này, chất lượng BCTC được đại diện bởi chất lượng thông tin, thông tin bao gồm thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, thông tin tài chính được trình bày trên BCTC, thông tin phi tài chính được trình bày ở báo cáo thường niên.

Để đo lường CLTT, ta dùng phương pháp chỉ số CLTT, chỉ số này được thể hiện thông qua một danh sách gồm các mục thông tin được lựa chọn để công bố trên Báo cáo thường niên, BCTC. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra được bộ tiêu chí CBTT với các mục thông tin khác nhau, họ dựa vào các luật lệ, quy định của nước họ để xây dựng bảng chỉ số cho phù hợp. Tại Việt Nam chưa có một danh sách các mục thông tin chính thức phải công bố để đánh giá chất lượng thông tin kế toán. Trong bài này, dựa vào Luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 5 tháng 4 năm 2012 hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, tác giả xây dựng một bảng danh sách các mục thông tin cần phải được công bố để tính chỉ số chất lượng thông tin kế toán. Sau khi xây dựng xong, tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia về các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính…và đưa ra kết luận cuối cùng về danh mục chỉ số thông tin kế toán được công bố (phụ lục 01). Thông tin được lấy trên Báo cáo thường niên và BCTC của 164 công ty niêm yết năm tài chính 2014. Nếu mục thông tin công bố sẽ được gán giá trị là 1, ngược lại sẽ nhận giá trị 0. Công thức tính chỉ số CLTTKT như sau:

n d QF n i j 1 (1) Trong đó QFj: Chỉ số chất lượng TTKT (0 QFj 1) dij: Khoản mục thông tin i được công ty j công bố

n: Số mục thông tin tối đa công bố

3.4.2. Biến độc lập

3.4.2.1. Quy mô công ty

Theo Apostolou (2000), quy mô công ty được ông đo bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản. Còn Meek (1995), ông đo lường quy mô công ty thông qua chỉ tiêu doanh thu. Trong bài luận văn này quy mô công ty được tác giả đo bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản.

3.4.2.2. Độ tuổi công ty

Theo Owusu Ansah, S. (1998), ông đo lường độ tuổi công ty bằng số năm hoạt động. Apostolou (2000) cũng nghiên cứu về tuổi của công ty thông qua số năm công ty hoạt động trên sàn chứng khoán. Độ tuổi của công ty trong nghiên cứu này được tính bằng số năm hoạt động của công ty, tức tổng số năm từ khi thành lập đến nay.

3.4.2.3 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài được đo bằng Số cổ phiếu phổ thông được nắm giữ bởi cổ đông nước ngoài trên Tổng số cổ phiếu phổ thông.

3.4.2.4. Kết cấu vốn Nhà nước

danh với 1 là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp khác là 0. Còn theo Mak & Yuan Li (2001) đo lường kết cấu vốn Nhà nước bằng cách, DN nào có vốn Nhà nước chiếm tỷ lệ 20% trở lên tính là 1, ngược lại là 0. Ở nghiên cứu này, kết cấu vốn Nhà nước được đo bằng thang đo định danh, với công ty có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước từ 20% trở lên là 1, ngược lại là 0.

Tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước bằng Số cổ phiếu phổ thông được nắm giữ bởi nhà nước trên Tổng số cổ phiếu phổ thông.

3.4.2.5. Sự tách biệt chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc

Đo lường biến này bằng cách nếu kiêm nhiệm hai chức danh chủ tịch HĐQT và Giám đốc được tính là 1, ngược lại là 0.

3.4.2.6. Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT

Tỷ lệ thành viên không độc lập được đo lường bằng cách lấy Số thành viên HĐQT không điều hành chia cho Tổng số thành viên HĐQT.

3.4.2.7. Tuổi của giám đốc điều hành (CEO)

Sartawi et al. (2014) đo lường tuổi của CEO bằng biến định danh, CEO nào có tuổi lớn hơn tuổi trung bình của các CEO được tính là 1, ngược lại là 0.

Trong bài này, tác giả sẽ tính tuổi trung bình của các CEO, nếu tuổi của CEO lớn hơn tuổi trung bình được cho là l, ngược lại là 0.

3.4.2.8. Tỷ lệ nữ giới trong ban điều hành

Tỷ lệ nữ giới trong ban điều hành (ban giám đốc) bằng Số thành viên nữ có trong ban điều hành chia Tổng số thành viên của ban điều hành.

3.4.2.9. Lợi nhuận

Rouf and Harun (2011), đo lường lợi nhuận bằng cách lấy tổng lợi nhuận thuần chia tổng doanh thu. Theo Meek (1995), đo lường lợi nhuận bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng doanh thu. Còn theo nghiên cứu của Khale aljfri (2014) ông đo lường lợi nhuận bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu.

Trong bài này tác giả kế thừa phương pháp đo lường chỉ tiêu lợi nhuận của Khale aljfri (2014), đó là lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu (ROE).

3.4.2.10. Đòn bẩy tài chính

Theo Meek (1995), đòn bẩy tài chính được đo lường bằng tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Còn Jouini Fathi (2013) đo lường đòn bẩy tài chính bằng tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản. Apostolou (2000) đo lường đòn bẩy tài chính bằng giá trị sổ sách của khoản nợ trên giá trị thị trường. Khalid Alsaeed (2006) đo lường tỷ số nợ bằng tổng nợ phải trả trên tổng tài sản.

Trong nghiên cứu này, đòn bẩy tài chính được đo lường bằng tỷ số Nợ phải trả trên Vốn chủ sở hữu.

3.4.2.11. Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành được đo bằng cách lấy Tài sản ngắn hạn chia cho Nợ ngắn hạn.

Bảng 3.1: Tóm tắt các biến đo lường sử dụng trong mô hình nghiên cứu

Tên biến Định nghĩa Cách đo lường

Biến phụ thuộc

QF CLTTKT Công thức (1)

Biến độc lập

1. SIZE Quy mô công ty Log (Tổng tài sản)

2. NUMBER Độ tuổi công ty Số năm tài chính hoạt động 3. CFORE Tỷ lệ sở hữu nước

ngoài

Số cổ phiếu phổ thông được nắm giữ bởi cổ đông nước ngoài / Tổng số cổ phiếu phổ thông

4. CGOV Kết cấu vốn Nhà nước

1 - Tỷ lệ vốn Nhà nước >=20% 0 - Nếu ngược lại

(Tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước = Số cổ phiếu phổ thông được nắm giữ bởi Nhà nước /Tổng số cổ phiếu phổ thông) 5. CONCU CEO Sự tách biệt chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc

1 - Kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và giám đốc

0 - Nếu ngược lại

6. INDE CEO

Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT

Số thành viên HĐQT không điều hành / Tổng số thành viên HĐQT

7. AGE CEO Tuổi của Giám đốc điều hành (CEO)

1 - Tuổi CEO > 49 (tuổi trung bình các CEO)

0 - Nếu ngược lại

8. PWOMEN Tỷ lệ nữ giới trong

ban điều hành Số thành viên nữ có trong ban điều hành / Tổng số thành viên của ban điều hành 9. ROE Lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu 10. LEV Đòn bẩy tài chính Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu

11. CURRE Khả năng thanh toán

hiện hành Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Nguồn: Tổng hợp các biến đo lường của tác giả

3.5. Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 3.5.1. Mẫu nghiên cứu 3.5.1. Mẫu nghiên cứu

Trong phân tích hồi quy bội, kích thước mẫu phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: mức ý nghĩa, độ mạnh của phép kiểm định và số lượng biến độc lập (Tabachnick và Fidell, 2007). Có nhiều kỹ thuật để chọn mẫu như đề xuất của Green (1991), tác giả khuyến nghị sử dụng công thức xác định cỡ mẫu nghiên cứu như sau:

n ≥ 50 + 8m

Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và m là số lượng biến độc lập trong mô hình. Giả sử áp dụng kinh nghiệm chọn mẫu của Green (1991), với số biến độc lập là 11, vậy kích thước mẫu tối thiểu là 138 số quan sát

Sau khi xác định được cỡ mẫu nghiên cứu theo Green (1991), đề tài sẽ tiến hành chọn mẫu thuận tiện và sử dụng mẫu gồm các công ty niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội năm tài chính 2014, đồng thời số quan sát trong mẫu đảm bảo mức tối thiểu là 164 công ty.

Ngoài ra, mẫu nghiên cứu cũng không bao gồm các công ty thuộc lĩnh vực như: ngân hàng, các quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán. Vì ngoài việc tuân thủ luật chứng khoán, quy định quản trị công ty, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính phải hoạt động theo luật tổ chức tín dụng và những luật liên quan khác. Hơn nữa, tỷ số tài chính là rất lớn ở các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính trên. Do đó, nếu mẫu nghiên cứu bao gồm các công ty này có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu.

3.5.2. Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng cách tải các bảng cáo bạch, báo cáo thường niên cùng các phụ lục đính kèm trên website của 164 công ty niêm yết ở Việt Nam (HOSE VÀ HNX), năm tài chính 2014.

Mô tả các biến định danh: Dữ liệu biến định danh được thu thập ở 164 công ty niêm yết và được thống kê như sau, mục đích của việc thống kê là để xem xét tỷ lệ mỗi nhóm trong biến có phù hợp với việc chạy mô hình hồi quy không, thông thường nếu tỷ lệ 1: 9 hoặc 9 : 1 là không phù hợp.

Bảng 3.2: Thống kê biến định danh trong mẫu

Nhân tố Mẫu quan sát Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ vốn nhà nước CGOV CGOV >= 20% 79 48 CGOV < 20% 85 52 Tuổi giám đốc AGE CEO AGE CEO > 49 80 49 AGE CEO <= 49 84 51 Kiêm nhiệm Kiêm nhiệm 54 33 Không kiêm nhiệm 110 67

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bảng 3.2, cho người đọc thấy được cái nhìn tổng quát nhất về các biến định danh trong bài, nhân tố Tỷ lệ vốn nhà nước có mức phân bổ cho mỗi nhóm là 4.8 : 5.2; Nhân tố tuổi của giám đốc tỷ lệ là 4.9 : 5.1; nhân tố Kiêm nhiệm tỷ lệ này là 3.3 : 6.7. Ta thấy mỗi nhân tố đều có tỷ lệ 2 nhóm phù hợp cho việc chạy mô hình hồi quy.

3.6. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích mô hình hồi quy đa biến, phân tích tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc để tìm ra mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc.

Bài cũng sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính toán số quan sát, giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lêch chuẩn của các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Ngoài ra thì bài cũng sử dụng phương pháp phân tích tương quan để kiểm định mối quan hệ giữa các biến, và phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương này đã giới thiệu cho người đọc một cái nhìn tổng quan nhất về quy trình nghiên cứu của đề tài, đó là gồm 5 bước. Sau đó tác giả đưa ra được 11 giả thuyết nghiên cứu, và xây dựng mô hình gồm các biến độc lập và biến phụ thuộc, xây dựng thang đo từng biến để kiểm định giả thuyết đã đặt ra, từ đó đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam. Trong chương này tác giả cũng giới thiệu cách thức lấy mẫu và chọn mẫu sao cho phù hợp, đồng thời cũng đưa ra được phương pháp nghiên cứu cụ thể cho bài luận văn.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1. Giới thiệu chất lượng BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được hơn một thập kỷ, cùng với sự phát triển của về số lượng, hoạt động của thị trường này cũng đang dần ổn định và chuyên nghiệp hơn, góp phần lành mạnh hóa thị trường đầu tư và tạo thuận lợi cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp, đồng thời cũng có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thị trường tài chính. Bên cạnh những thành tựu này, thị trường chứng khoán VN vẫn phải chứng kiến những vụ bê bối của các công ty niêm yết về chất lượng thông tin kế toán trình bày trên BCTC, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, đặc biệt là các nhà đầu tư.

Hiện nay chất lượng báo cáo tài chính mà cụ thể là chất lượng thông tin kế toán của các CTNY còn thấp. Chúng ta có thể đánh giá điều này qua các bảng sau:

Bảng 4.1: Tỷ lệ CTNY vi phạm về công bố thông tin liên quan đến BCTC

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Số CTNY trên HOSE 209/279 212/284 Tỷ lệ (%) 74.91 74.64

Nguồn: Theo thống kê của SDGCK TPHCM

Bảng 4.2: Tỷ lệ CTNY chấp hành đầy đủ quy định công bố thông tin

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

Số CTNY 29/694 42/662 Tỷ lệ (%) 4.18 6.34

Như vậy xét trên toàn thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014, có thể kết luận tỷ lệ CTNY chấp hành quy định về công bố thông tin là rất thấp, điều này đồng nghĩa với việc chất lượng BCTC thấp.

Tình trạng trễ nộp BCTC còn xảy ra một cách phổ biến, cụ thể:

Bảng 4.3: Tỷ lệ công ty chậm nộp BCTC

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số CTNY 246/281 182/306 192/326 Tỷ lệ (%) 87.54 59.47 58.89

Nguồn: Theo thống kê của SDGCK TPHCM

Qua bảng ta thấy số công ty chậm nộp BCTC còn ở mức lớn, tính riêng năm 2013 có tới 28 trường hợp bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước xử phạt, tình trạng chậm nộp BCTC này cũng xảy ra đối với báo cáo bán niên 2015.

Chất lượng thông tin trên BCTC không đáng tin cậy, thiếu trung thực, điều này được thể hiện ở sự chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau khi kiểm toán. Năm 2010 hầu hết các công ty bị giảm lợi nhuận sau kiểm toán, minh chứng là Công ty Cổ phần tập đoàn Sara với tỷ lệ lợi nhuận giảm hơn 60% sau kiểm toán. Hoặc công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô, trước kiểm toán lãi là 0.473 tỷ đồng, sau kiểm toán lỗ tới 74,3 tỷ đồng. Năm 2011 tình trạng này cũng khá phổ biến, số liệu điều chỉnh hồi tố là khá cao điều này ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư như Công ty Cổ phần Thép Việt Ý, lợi nhuận trươc kiểm toán là 110 tỷ đồng, sau kiểm toán còn 27.2 tỷ đồng. Năm 2013 tình hình lệch số liệu kiểm toán không hề sụt giảm, có thể liệt kê là công ty Cổ phần Nhựa bao bì Vinh, công ty Cổ phần Viglacera Đông Anh, lợi nhuận sau kiểm toán giảm lần lượt là 141 triệu đồng và 995 triệu đồng. Năm 2014 tình trạng này vẫn tiếp diễn như trường hợp Công ty cổ

phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam khi công bố lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2014 đã sụt giảm gần 70 tỷ đồng. Hay công ty cổ phần Ntaco lỗ 14,4 tỷ đồng thay vì lãi 187 triệu đồng như ban đầu.

Để nâng cao chất lượng BCTC không thể trông chờ vào vai trò duy nhất của cơ quan quản lý mà còn phụ thuộc vào nhiều đối tượng tham gia hoạt động công bố thông tin kế toán và các nhân tố liên quan đến đặc điểm doanh nghiệp. Đồng thời các công ty phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và lòng tin của thị trường là mục tiêu quan trọng nhất.

4.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đo lường các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)