Chủ yếu các nghiên cứu trước đây đã xác định nhân tố quy mô công ty có ảnh hưởng tích cực đến việc CBTT trên BCTC, tức là DN có quy mô càng lớn thì công bố thông tin càng đầy đủ và chất lượng thông tin càng cao. Theo Owusu Ansah, S. (1998) cho rằng quy mô công ty tác động tích cực đến xu hướng CBTT tự nguyện; Apostolou (2000) sử dụng bảng dữ liệu chéo để phân tích BCTC, báo cáo thường niên của 36 công ty và đưa ra kết luận là quy mô công ty có mối quan hệ với mức độ CBTT tự nguyện, quy mô công ty được ông đo bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản; Khalid Alsaeed (2006), nghiên cứu các công ty ở Saudi Arabia thì cho rằng quy mô công ty có ảnh hưởng tích cực đáng đến mức CBTT. Khale Aljfri (2014) cũng đồng quan điểm, ông cho rằng DN có vốn thị trường lớn thì CBTT nhiều hơn, quy mô công ty được ông đo bằng chỉ tiêu vốn thị trường.
Theo lý thuyết chi phí đại diện, chi phí đại diện có liên quan đến sự tách biệt giữa quyền quản lý và quyền sở hữu, thường xuất hiện ở các công ty có quy mô lớn. Chi phí đại diện có xu hướng gia tăng cùng với quy mô của công ty. Để giảm thiểu chi phí đại diện thì các công ty có quy mô lớn sẽ công bố thông tin nhiều hơn.
lớn thì họ cần phải minh bạch các thông tin tài chính và cung cấp thông tin nhiều hơn để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư an tâm khi đầu tư vốn. Hơn nữa, các công ty có quy mô lớn thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mạng lưới kinh doanh rộng, khối lượng sản phẩm và dịch vụ lớn, cấu trúc kinh doanh phức tạp. Do vậy các cấp quản lý cũng như bộ phận kế toán cần một hệ thống thông tin đầy đủ và chi tiết hơn. Ngoài ra các công ty lớn có nhiều nguồn lực tài chính để xây dựng bộ máy kế toán tốt hơn các công ty nhỏ. Theo Meek (1995), công ty lớn công bố thông tin nhiều hơn công ty nhỏ và ông cũng cho rằng công ty lớn có chi phí công bố thông tin ít hơn. Ông đo lường quy mô công ty thông qua chỉ tiêu doanh thu.