Đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu Đo lường các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 42 - 43)

Các công ty khi kinh doanh mà phát sinh các khoản nợ sẽ thỏa mãn nhu cầu của các chủ nợ bằng việc CBTT về các đòn bẩy tài chính một cách minh bạch. Nghiên cứu nhân tố đòn bẩy tài chính tác động đến việc CBTT có các tác giả: Meek (1995); Apostolou (2000); Khalid Alsaeed (2006); Jouini Fathi, (2013).

Các công ty với mức đòn bẩy tài chính cao thường công bố nhiều thông tin hơn các công ty có đòn bẩy tài chính thấp. Theo Meek (1995), chi phí đại diện sẽ

cao hơn ở những công ty có khoản nợ lớn, theo ông đòn bẩy tài chính được đo lường bằng tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, kết quả nghiên cứu của ông cho thấy rằng đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ CBTTKT. Theo Murcia & Santos (2012) nghiên cứu ở thị trường Brazil đã đánh giá đòn bẩy tài chính tác động tích cực đến mức độ CBTT. Còn Jouini Fathi (2013) nghiên cứu các công ty ở Tunisia cho rằng đòn bẩy tài chính có mối quan hệ cùng chiều, ông đo lường đòn bẩy tài chính bằng tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản.

Apostolou (2000) đo lường đòn bẩy tài chính bằng giá trị sổ sách của khoản nợ trên giá trị thị trường, kết quả nghiên cứu của ông là không thấy có mối quan hệ. Khalid Alsaeed (2006) đo lường tỷ số nợ bằng tổng nợ phải trả trên tổng tài sản và cũng cùng kết quả với nghiên cứu của Apostolou (2000).

Theo lý thuyết chi phí đại diện của Jensen và Meckling (1976), chi phí giám sát sẽ xuất hiện ở công ty có đòn bẩy tài chính cao và công ty có đòn bẩy tài chính cao sẽ khuyến khích CBTT nhiều hơn vì các chủ nợ để đảm bảo quyền lợi của mình, sẽ yêu cầu công ty CBTT nhiều hơn, chất lượng hơn. Việc nỗ lực CBTT này nhằm giảm chi phí giám sát của chủ nợ và ngăn ngừa khoản nợ bị thu hồi.

Một phần của tài liệu Đo lường các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)