Dự án hội tụ IASB – FASB được tiến hành năm 2004 đã xác định hai đặc điểm chất lượng cơ bản, bốn đặc điểm chất lượng bổ sung và hai hạn chế.
Các đặc điểm chất lượng cơ bản:
+ Thích hợp: Thông tin thích hợp là thông tin có khả năng làm thay đổi
quyết định của người sử dụng như một người cung cấp vốn, thông qua hai chức năng: Chức năng dự đoán và chức năng xác nhận.
+ Trình bày trung thực: Để hữu ích, thông tin trên BCTC phải trình bày
trung thực về các hiện tượng kinh tế muốn trình bày. Để trình bày trung thực thông tin phải: Đầy đủ, nghĩa là BCTC phải bao gồm mọi thông tin cần thiết để trình bày trung thực về hiện tượng kinh tế muốn trình bày.
Các đặc điểm chất lượng bổ sung:
+ Có thể so sánh: Thông tin có thể so sánh giúp cho người đọc có thể phân
biệt giữa hai hiện tượng kinh tế. Để thông tin có thể so sánh, các thông tin phải nhất quán, nghĩa là sử dụng cùng phương pháp và thủ tục kế toán qua các kỳ cũng như cả kỳ trong toàn doanh nghiệp.
+ Có thể kiểm chứng: Thông tin có thể kiểm chứng khi các quan sát viên độc lập và có đủ kiến thức có thể nhất trí rằng: Thông tin trình bày trung thực về hiện tượng kinh tế muốn trình bày và các phương pháp ghi nhận, đánh giá đã chọn áp dụng không có sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu.
+ Tính kịp thời: Thông tin kịp thời đưa đến người quyết định trước khi nó
mất khả năng ảnh hưởng.
+ Có thể hiểu được: Liên quan đến việc phân loại, diễn giải và trình bày một
cách rõ ràng và súc tích. Người đọc được yêu cầu có kiến thức hợp lý về hoạt động kinh doanh và kinh tế, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, có thể hiểu được.
Các hạn chế
+ Trọng yếu: Tính trọng yếu phụ thuộc vào tính chất và số tiền của thông tin
bị bỏ sót hoặc trình bày sai trong hoàn cảnh cụ thể. Trọng yếu được xem là một giới hạn vì nó ảnh hưởng đến tất cả các đặc điểm chất lượng
+ Chi phí: Lợi ích của BCTC phải biện minh được cho các chi phí của việc
lập BCTC trên cả hai phương diện định lượng và định tính.
Nhìn chung xu hướng hội tụ đã sắp xếp lại các khái niệm cấu thành đặc điểm chất lượng và quan trọng hơn là đã làm rõ một số khái niệm còn có sự nhận thức khác nhau.