Tỷ giá hối đoái là một nhân tố quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Trong buôn bán quốc tế, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên. Do đó, khi đồng tiền làm phương tiện thanh toán biến động thì lợi ích của một trong hai bên sẽ bị ảnh hưởng. Diễn biến tỉ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng của USD/VNĐ giai đoạn 2011-06/2014 cụ thể như sau:
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T 2013 6T 2014
5.1 4.3 7.8 8.3 10.4
94.9 95.7 92.2 91.7 89.6
60
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hình 4.6: Đồ thị thể hiện diễn biến tỉ giá giao dịch bình quân liên NH của USD/VNĐ giai đoạn 2011-06/2014
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tỉ giá hối đoái USD/VNĐ trong thời gian qua tăng. Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng trưởng kim ngạch XK của Việt Nam nói chung trong giai đoạn 2011-06/2014 nêu trên. Nếu hợp đồng ngoại thương thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ thì khi tỉ giá tăng sẽ có lợi cho nhà XK, sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tăng nhanh số lượng hàng xuất khẩu của mình. Lúc này, giá trị hợp đồng XK khi quy về VNĐ lớn, mang lại doanh thu cao cho các doanh nghiệp. Đồng thời, khi đó hoạt động thanh toán quốc tế của NH tăng và nguồn thu phí dịch vụ thanh toán cũng tăng theo. Ngược lại khi tỉ giá giảm sẽ có lợi cho nhà NK và bất lợi cho nhà XK. Khi đó, giá trị hợp đồng thanh toán XK quy ra VNĐ giảm làm giảm doanh thu của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc XK hàng hóa kéo theo việc ảnh hưởng đến doanh số TTQT của NH. Để hạn chế sự ảnh hưởng đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng các hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai,… để giảm được sự ảnh hưởng của việc biến động tỉ giá nói trên.