4.3.1.1 Nhân tố kinh tế
- Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam
Trong thời gian qua, Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới, đặc biệt là từ khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, nước ta được đông đảo bạn bè thế giới biết đến và được đánh giá là một quốc gia có nền kinh tế ổn định và môi trường đầu tư tốt. Việc giao thương của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài cũng được mở rộng hơn. Tình hình xuất nhập khẩu của cả nước giai đoạn 2011-06/2014 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011-06/2014 Đơn vị tính: Tỉ USD 2011 2012 2013 062013 6T2014 Xuất khẩu 96,3 114,6 132,2 62,0 70,9 Nhập khẩu 105,8 114,3 131,3 63,4 69,6 Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê
Nhìn chung, kim ngạch XNK của Việt Nam trong giai đoạn 2011- 06/2014 vừa qua luôn có sự tăng trưởng qua các năm. Theo các Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, 2012, 2013 và 06 tháng 2014 cho thấy kim ngạch hàng hóa XK tăng cao chủ yếu là ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch XK các mặt hàng tương ứng của cả nước như: Điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, máy móc thiết bị và phụ tùng, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy vi tính và linh kiện. Trong 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch XK tăng 14,9% so với cùng kì năm 2013. Trong đó, mức tăng kim ngạch hàng hóa XK của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp 11 điểm phần trăm, khu vực kinh tế trong nước đóng góp 3,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Trong các mặt hàng XK chủ yếu, các mặt hàng có kim ngạch tăng cao chủ yếu là: điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, máy móc thiết bị và phụ tùng, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ,…
Bên cạnh đó, kim ngạch NK hàng hóa của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng chủ yếu ở các mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch NK các mặt hàng tương ứng của cả nước như: điện thoại và linh kiện, vải các
56
loại, nguyên phụ liệu dệt may, giày dép. Các mặt hàng phục vụ sản xuất gia công, lắp ráp vẫn duy trì ở mức cao: máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng, xăng dầu, chất dẻo, nguyên phụ liệu dệt may, hóa chất, ô tô,… Kim ngạch tăng vẫn chưa thể khẳng định sản xuất trong cả nước phục hồi và phát triển mạnh vì phần lớn hàng NK chủ yếu phục vụ cho hoạt động gia công, lắp ráp của khu vực doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Tình hình xuất nhập khẩu của Thành phố Cần Thơ
Là trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Cần Thơ cũng tận dụng những lợi thế đó, không ngừng mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Sự phát triển của hoạt động ngoại thương đi kèm với nhu cầu về thanh toán quốc tế phát triển. Nếu hoạt động ngoại thương phát triển, kim ngạch XNK TPCT tăng thì doanh số thanh toán XNK của các NH cũng tăng theo. Ngược lại, kim ngạch XNK TPCT giảm, doanh số XNK của các doanh nghiệp giảm thì sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TTQT của các NHTM trong địa bàn nói chung và VietinBank Cần Thơ nói riêng.
Bảng 4.5: Kim ngạch XNK của TPCT và kim ngạch XNK thanh toán tại VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2011-06/2014
Đơn vị tính: triệu USD
Nguồn: Sở công thương TPCT
Nhìn chung, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của TPCT trong thời gian qua có sự tăng trưởng không đồng đều, tình hình kinh tế còn khó khăn do sự ảnh hưởng của kinh tế thế giới. Với sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, sự quyết tâm của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố cùng các Sở, ngành đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tăng cường công tác đến cơ sở nắm tình hình và hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ phần nào khó khăn, vướng mắc như: phối hợp với Khoa Công nghệ, trường
2011 2012 2013 6T2013 6T2014 Xuất khẩu TPCT 1249,22 1292,00 1231,43 615,60 508,03 VietinBank Cần Thơ 72,77 41,71 97,60 48,96 53,68 Nhập khẩu TPCT 513,86 345,02 387,02 142,80 155,00 VietinBank Cần Thơ 16,92 29,49 28,00 14,22 15,41 Tổng kim ngạch XNK TPCT 1.763,08 1.637,02 1.618,45 758,40 663,03
57
Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Công nghệ máy tách màu Hàn Quốc thế hệ mới - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo”. Sở Công Thương cũng đã tham mưu UBND thành phố lập danh sách doanh nghiệp ưu tiên cấp điện; phối hợp Công ty Điện lực Cần Thơ trong việc cung cấp điện, thông báo trước với doanh nghiệp việc cắt điện để doanh nghiệp chủ động có kế hoạch sản xuất. Mặt khác, đa số doanh nghiệp đều chủ động trang bị máy phát điện dự phòng. Nhờ vào đó, cùng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp nên hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn đang dần trong giai đoạn hồi phục. Riêng hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỉ trọng lớn trong xuất khẩu hàng hóa của thành phố là gạo và thủy sản; do áp lực cạnh tranh về giá gạo xuất khẩu của Thái Lan, các rào cản thương mại đối với hàng thủy sản từ các thị trường nhập khẩu ngày càng tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu chung của toàn thành phố đạt thấp và có xu hướng giảm qua các năm.
Bảng 4.6: Kim ngạch một vài mặt hàng xuất khẩu chủ lực của TPCT giai đoạn 2011-06/2014
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014
Gạo 424,1 394,6 411,7 215,00 132,8
Thủy sản 488,8 345,4 488,5 216,4 226,6
Nguồn: Sở Công thương Thành phố Cần Thơ
Gạo: Nhìn chung trong năm 2012, tình hình doanh nghiệp xuất khẩu gạo
đang khó khăn, kim ngạch XK gạo giảm 26,5 triệu USD so với năm 2011. Việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo mới không thuận lợi do giá xuất khẩu gạo cấp thấp của Việt Nam vẫn cao hơn so với giá gạo một số nước như Ấn Độ, Pakistan, Myanmar và Campuchia từ 50 – 100 USD/tấn từ cuối năm 2011. Do đó, một số khách hàng thận trọng trong việc ký hợp đồng với Việt Nam. Giá gạo xuất khẩu trong năm giảm mạnh, gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức khoảng 435-460 USD/tấn, cao hơn của Ấn Độ 45 – 70USD; trong khi đó gạo 25% tấm của Ấn Độ là 350 – 360 USD/tấn giảm 50 – 60 USD/tấn.
Sang năm 2013, do nguồn cung lúa, gạo hàng hóa trong nước dồi dào, lượng tồn kho khá nhiều, giá xuất khẩu giảm nên doanh nghiệp tiêu thụ lúa hàng hóa của người dân chậm; các doanh nghiệp tích cực tìm các hợp đồng thương mại nhằm giảm áp lực tồn kho. Kim ngạch XK gạo trong năm cũng tăng 17,1 triệu USD so với cùng kì năm 2012.
Sang đầu năm 2014, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn bị áp lực về giá gạo xuất khẩu của Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar. Các hợp đồng tập trung xuất khẩu thị trường Philippines thực hiện giao hàng đến tháng 9 năm nay góp phần tiêu thụ lượng lúa gạo tạm trữ vụ Đông Xuân và thu hoạch vụ Hè Thu
58
tới, giữ ổn định giá lúa gạo trong nước. Tuy nhiên, giá xuất khẩu gạo 15% thị trường này tương đối thấp, trong khi giá mua lúa, gạo trong đợt tạm trữ Đông Xuân 2014 tương đối cao nên doanh nghiệp khó cân đối đầu ra để có lãi. Kim ngạch XK trong 06 tháng đầu năm giảm 82,2 triệu USD so với cùng kì năm 2013.
Thủy sản: Tình hình XK thủy sản trong năm 2012 ít thuận lợi, doanh nghiệp gặp khó khăn về thị trường, nhất là mặt hàng cá tra do nhu cầu NK của cả nước ở mức thấp và giá xuất giảm. Kim ngạch XK thủy sản giảm 143,4 triệu USD so với năm 2011. Tình hình nợ công ở Châu Âu đang diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp đang chuyển sang thị trường Mỹ, đây là thị trường có nhiều rủi ro, kéo theo nhiều bất lợi cho doanh nghiệp. Giá cá tra nguyên liệu hiện vẫn ở mức thấp, 22.000 - 23.500 đồng/kg do doanh nghiệp giảm tiến độ thu mua. Riêng mặt hàng tôm đông lạnh một số doanh nghiệp vẫn xuất khẩu được sang các thị trường truyền thống như Nhật Bản và Châu Âu.
Từ năm 2013, tình hình xuất khẩu thủy sản của thành phố ít thuận lợi, xu hướng gia tăng các rào cản thương mại của các thị trường nhập khẩu thủy sản ngày càng tăng; vấn đề áp thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam tại thị trường Mỹ đã tăng 2,8 lần (từ 0,42 USD/kg lên 1,2 USD/kg), đây là bất lợi lớn cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp lẫn người nuôi cá hiện nay và thời gian tới. Giá cá tra nguyên từ đầu năm đến nay luôn giao động ở mức thấp, thời điểm cuối tháng 4 đầu tháng 5 giá tăng khá, dao động từ 24.000 – 25.000 đồng/kg người nuôi bắt đầu có lãi. Tuy nhiên mức giá này giữ không lâu kể từ khi Mỹ công bố mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra xuất khẩu của Việt Nam đã làm giá cá tra nguyên liệu trong nước giảm mạnh; tháng 6/2014, giá cá dao động từ 22.000 – 23.500 đồng/kg thấp hơn giá thành sản xuất, người nuôi không có lời.
Tuy nhiên, mặt hàng tôm và các sản phẩm chế biến từ tôm giá xuất khẩu đang có điều kiện thuận lợi do giá xuất khẩu tăng; đồng thời, trong năm 2014 Nhật Bản chính thức nâng mức dư lượng hóa chất (Ê-thô-xy-quin) trong tôm Việt Nam lên 20 lần (từ 0.01ppm lên 0.2ppm). Quyết định trên tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm vào thị trường này trong thời gian tới. Theo đó, kim ngạch XK thủy sản năm 2013 tăng 143,1 triệu USD so với năm 2012 và con số về kim ngạch XK thủy sản trong 06 tháng đầu năm 2014 tiếp tục nhẹ 10,2 triệu USD so với cùng kì năm 2013.
59
Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế của VietinBank còn chiếm tỉ trọng tương đối thấp so với tổng kim ngạch XNK của TPCT. Tuy nhiên, con số này có xu hướng tăng lên qua các năm, cụ thể như sau:
Nguồn: Tổng hợp từ Sở Công thương TPCT, Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank Cần Thơ
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tỉ trọng thanh toán XNK của VietinBank Cần Thơ so với kim ngạch XNK của TPCT giai đoạn 2011-06/2014 Qua biểu đồ trên, ta thấy có sự sụt giảm về tỉ trọng thanh toán XNK của VietinBank Cần Thơ so với kim ngạch XNK của TPCT. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, thị phần thanh toán XNK của VietinBank liên tục tăng lên cho thấy khách hàng đã dần tin tưởng vào chất lượng nghiệp vụ thanh toán mà NH cung cấp và uy tín của NH cũng nhờ đó mà tăng lên.
Trong môi trường cạnh tranh với hệ thống NHTM ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, VietinBank Cần Thơ đã phải chia sẻ thị phần TTQT của mình với các NHTM khác trong cùng địa bàn. Tuy nhiên, tỉ trọng về hoạt động thanh toán XNK của VietinBank Cần Thơ có xu hướng tăng lên cho thấy sự nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và các cán bộ NH.
4.3.1.2 Tỉ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một nhân tố quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Trong buôn bán quốc tế, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên. Do đó, khi đồng tiền làm phương tiện thanh toán biến động thì lợi ích của một trong hai bên sẽ bị ảnh hưởng. Diễn biến tỉ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng của USD/VNĐ giai đoạn 2011-06/2014 cụ thể như sau:
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T 2013 6T 2014
5.1 4.3 7.8 8.3 10.4
94.9 95.7 92.2 91.7 89.6
60
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hình 4.6: Đồ thị thể hiện diễn biến tỉ giá giao dịch bình quân liên NH của USD/VNĐ giai đoạn 2011-06/2014
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tỉ giá hối đoái USD/VNĐ trong thời gian qua tăng. Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng trưởng kim ngạch XK của Việt Nam nói chung trong giai đoạn 2011-06/2014 nêu trên. Nếu hợp đồng ngoại thương thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ thì khi tỉ giá tăng sẽ có lợi cho nhà XK, sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tăng nhanh số lượng hàng xuất khẩu của mình. Lúc này, giá trị hợp đồng XK khi quy về VNĐ lớn, mang lại doanh thu cao cho các doanh nghiệp. Đồng thời, khi đó hoạt động thanh toán quốc tế của NH tăng và nguồn thu phí dịch vụ thanh toán cũng tăng theo. Ngược lại khi tỉ giá giảm sẽ có lợi cho nhà NK và bất lợi cho nhà XK. Khi đó, giá trị hợp đồng thanh toán XK quy ra VNĐ giảm làm giảm doanh thu của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc XK hàng hóa kéo theo việc ảnh hưởng đến doanh số TTQT của NH. Để hạn chế sự ảnh hưởng đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng các hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai,… để giảm được sự ảnh hưởng của việc biến động tỉ giá nói trên.
4.3.1.3 Các ngân hàng cạnh tranh
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 50 tổ chức tín dụng hoạt động với mạng lưới 227 địa điểm có giao dịch đã và đang cạnh tranh quyết liệt trong sự duy trì và phát triển lượng khách hàng. Tuy nhiên, số NH đủ năng lực và uy tín trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng không nhiều. Ngoài VietinBank Cần Thơ, các ngân hàng khác đang chiếm ưu thế hiện nay trong hoạt động thanh toán XNK nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng là
61
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VietcomBank), Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EximBank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AgriBank), Ngân hàng TMCP Á Châu,… Trong đó, VietcomBank là NH có kinh nghiệm lâu năm nhất trong nghiệp vụ thanh toán nói trên cùng với sự chuyên nghiệp trong quy trình thực hiện thanh toán XNK nên có lượng khách hàng truyền thống khá lớn. Bên cạnh đó, EximBank cùng là NH có truyền thống hoạt động chuyên nghiệp trong hoạt động thanh toán XNK. EximBank ngày thu hút các khách hàng doanh nghiệp hơn khi đưa ra biểu phí thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tương đối thấp hơn VietinBank và VietcomBank. Đặc biệt, sự xuất hiện của ngân hàng HSBC vào cuối năm 2010 đã đánh dấu sự đổ bộ vào khu vực này của NH nước ngoài với thế mạnh về tiềm lực tài chính cùng kinh nghiệm hoạt động lâu năm thực sự là một thách thức đối với VietinBank Cần Thơ.
Việc cạnh tranh của các NH là nhằm thu hút khách hàng, do đó, họ thường đưa ra mức phí hấp dẫn để lôi kéo các khách hàng bởi lẽ các khách hàng doanh nghiệp luôn muốn mức phí mình phải chi trả là thấp nhất. Trong hoạt động thanh toán XNK của VietinBank thì hoạt động thanh toán XK là chủ yếu. Hiện nay, biểu phí thanh toán XK theo phương thức tín dụng chứng từ của VietinBank Cần Thơ so với các ngân hàng tiêu biểu hoạt động cùng lĩnh vực tại Cần Thơ được thể hiện ở bảng sau:
62
Bảng 4.7 : Biểu phí thanh toán L/C xuất khẩu của VietinBank Cần Thơ và một số ngân hàng khác.
Đơn vị tính: USD
Thanh toán XK VietinBank EximBank AgriBank VietcomBank
Thông báo L/C 30 15 12 20 Thông báo L/C nhận từ NH khác phải thanh toán Qua 1 NH 35 25 25 25 Qua
2 NH 20 USD + phí phải trả theo yêu cầu của
NH khác
10 USD + phí phải trả theo
yêu cầu của NH khác