Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng vietinbank chi nhánh cần thơ (Trang 32 - 35)

- Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả: dùng số liệu thứ cấp thu được để thấy tốc độ tăng trưởng của ngân hàng qua các năm, phương pháp so sánh số tương đối và phương pháp so sánh số tuyệt đối để so sánh sự tăng giảm của hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ qua các năm.

So sánh bằng số tuyệt đối: so sánh giữa thực tế với thực tế, giữa hai thời gian, không gian khác nhau hoặc giữa các chỉ tiêu khác nhau để thấy mức độ hoàn thành, tốc độ tăng trưởng và quy mô phát triển của ngân hàng.

Công thức: ∆Y = Y1 – Y0

Trong đó:

Y0: chỉ tiêu của kì gốc

Y1: chỉ tiêu của kì cần nghiên cứu

∆Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu năm cần phân tích với số liệu năm trước trong quá trình phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, doanh số thanh toán XNK,… của ngân hàng để xem chúng biến động như thế nào và tìm ra nguyên nhân biến động, từ đó có cơ sở đề ra biện pháp khắc phục.

So sánh bằng số tương đối (%): so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kì, thời điểm khác nhau, nhằm xác định tỉ trọng mỗi bộ phận chiếm trong tổng thể để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó theo thời gian, mức độ tử số là mức độ cần nghiên cứu, mức độ mẫu số là mức độ làm cơ sở so sánh.

Công thức: ∆Y = (Y1 - Y0)/Y0 x 100%

Y0: chỉ tiêu của kì gốc

Y1: chỉ tiêu của kì cần nghiên cứu

22

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động theo mức độ phần trăm (%) của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường và phương pháp tính toán.

Phương pháp tỉ trọng: xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét phân tích. Từ đó đánh giá được quy mô và tầm quan trọng của yếu tố đó trong tổng thể.

Công thức: Số tuyệt đối từng yếu tố

Số tuyệt đối của tổng thể

- Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích, suy luận, đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

- Mục tiêu 3: kết hợp sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT

với kết quả đã phân tích trên, đề xuất giải pháp phát triển hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

Phân tích ma trận SWOT: SWOT là tập hợp viết tắt của những chữ cái đầu tiên của tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Trong đó Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp, còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài. Từ việc liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, ta có sự kết hợp giữa các điểm yếu và thách thức (W+T) để tìm ra những giải pháp phù hợp để có thể tránh được những thách thức và có thể khắc phục được những điểm yếu, những tồn tại của môi trường bên ngoài. Kết hợp giữa điểm yếu và cơ hội (W+O) tận dụng cơ hội từ môi trường bên ngoài để khắc phục những điểm yếu bên trong. Kết hợp điểm mạnh với thách thức (S+T) có thể tận dụng những điểm mạnh của NH để vượt qua thách thức của thị trường. Tuy nhiên, chiến lược này rất khó thực hiện vì thách thức từ môi trường bên ngoài là rất lớn mà những điểm mạnh của NH là không đáng kể so với những thách thức đó. Kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (S+O) để tận dụng những điểm mạnh sẵn có và cơ hội từ môi trường bên ngoài để phát huy thế mạnh của NH. Sơ đồ ma trận SWOT được mô tả như sau:

23 Bảng 2.1: Bảng ma trận SWOT

SWOT

Cơ hội (O)

Liệt kê các cơ hội O1.

O2. …

Thách thức (T)

Liệt kê các đe dọa T1.

T2. …

Điểm mạnh (S) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Liệt kê các điểm mạnh S1. S2. … Các chiến lược SO Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng các cơ hội. Các chiến lược ST Sử dụng những điểm mạnh để vượt qua thách thức của thị trường. Điểm yếu (W)

Liệt kê các điểm yếu W1. W2. … Các chiến lược WO Khắc phục những điểm yếu bằng cách tận dụng những cơ hội. Các chiến lược WT Khắc phục các điểm yếu và tránh được những thách thức.

24

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng vietinbank chi nhánh cần thơ (Trang 32 - 35)