Có kế hoạch phân bổ vốn đối ứng kịp thời cho các dự án vốn ODA ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 56)

7. Tài chính, ngân hàng, hỗ trợ ngân

3.2.4.Có kế hoạch phân bổ vốn đối ứng kịp thời cho các dự án vốn ODA ở Việt Nam

ở Việt Nam

Vốn đối ứng là một bộ phận nhỏ nhưng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện sử dụng vốn ODA. Việc phân bổ

vốn đối ứng một cách hợp lý, kịp thời, đúng thời điểm sẽ có tác dụng to lớn trong các dự án vốn ODA.

Ở nước ta hiện nay rất nhiều dự án bị ảnh hưởng và ngưng trệ do nguồn vốn này được cấp nhỏ giọt và không đáp ứng đủ nhu cầu giải ngân và đền bù cho người dân.Tại nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, đặc biệt là các dự án ODA, dù vốn xây lắp không thiếu, nhưng vốn đối ứng cho việc giải phóng mặt bằng lại gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ giải ngân và thực hiện dự án…Theo nhiều chủ đầu tư, dù vốn xây lắp không hề thiếu, các nhà thầu thực hiện đến đâu, chủ đầu tư có thể thanh toán đầy đủ, kịp thời đến đó, tuy nhiên, vốn đối ứng cho giải phóng mặt bằng lại thiếu rất nhiều. Chúng ta có thể kể đến như cầu Cây Dương trên Quốc lộ 91 tại An Giang thiếu 30 tỷ đồng. Một số cầu tại các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang, Bình Thuận thiếu khoảng 73 tỷ đồng. Rất nhiều cây cầu dù đã đến thời điểm phải khởi công nhưng do không có tiền để giải phóng mặt bằng nên chủ đầu tư phải hoãn lại.

Một dự án rất lớn khác cũng đang gặp cảnh thiếu vốn đối ứng nghiêm trọng là Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 - Đơn vị làm đại diện chủ đầu tư dự án, trong suốt thời gian kể từ ngày khởi công, vốn đối ứng luôn thiếu và chủ đầu tư phải liên tục xin bổ sung để chi trả khối lượng giải phóng mặt bằng. Hiện nay, tổng khối lượng chưa giải phóng mặt bằng được của dự án còn khoảng 17%. Trong đó, địa bàn Bắc Ninh còn khoảng 1,5km, Hà Nội khoảng hơn 4 km. Tuy nhiên vốn cho giải phóng mặt bằng vẫn còn thiếu khoảng 400 tỷ đồng nữa, chủ đầu tư không biết xoay sở thế nào để chi trả cho người dân.

Bên cạnh những dự án ODA, còn hàng loạt các dự án khác thuộc diện cấp bách, phải hoàn thành trong năm 2011, tuy nhiên vốn dành cho giải phóng

mặt bằng lại không được bố trí đầy đủ như: cầu Linh Cảm, Quốc lộ 279 Bắc Kạn - Tuyên Quang... Những dự án này, nhu cầu vốn của các nhà thầu đang rất lớn để tăng tốc thi công, tuy nhiên công tác giải phóng mặt bằng lại gặp ách tắc do không được bố trí vốn đầy đủ.

Theo nhiều nhà thầu xây lắp, việc thiếu vốn đối ứng cho giải phóng mặt bằng trong khi vốn xây lắp được cấp đầy đủ chẳng khác nào “vướng mắc nhỏ, làm lỡ việc lớn”, bởi tỷ lệ nguồn vốn đối ứng so với nguồn vốn xây lắp tại các dự án này thường chiếm tỷ lệ không cao. Trong khi vốn xây lắp được cấp đầy đủ thì vốn đối ứng nhỏ giọt là một bất cập lớn …

Để dự án đạt kết quả tốt thì vốn đối ứng cho dự án phải được bố trí đầy đủ, nếu không được bố trí đủ, dự án khó có thể giải ngân đạt kết quả như mong muốn.

Nhận thức được vấn đề trên, chúng ta phải xây dựng một kế hoạch phân bổ vốn đối ứng một cách hợp lý, kịp thời. Bảo đảm cung cấp đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA để thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết với các nhà đầu tư.

Cần có chủ trương, kế hoạch để ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ngay từ khâu lập kế hoạch. Chúng ta biết rằng các dự án của Nhật Bản hoặc của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á thường yêu cầu vốn đối ứng từ 15 - 30% tổng giá trị dự án. Còn Liên Hiệp Quốc cũng yêu cầu khoảng 20% giá trị dự án. Do vậy, nếu không có đủ vốn đối ứng thì khó lòng thực hiện tốt các dự án...

Từ những nhận định trên thì chúng ta phải có những kế hoạch chính xác, phù hợp để phân bổ vốn đối ứng cho các dự án vốn ODA. Tuy nhiên chúng ta cũng phải cân nhắc trước khi tiếp nhận dự án vốn ODA, không thể quan niệm

vốn ODA là cho không và tiếp nhận thoải mái, không hề quan tâm tới việc bố trí đủ nguồn vốn cho dự án, đến khi cam kết rồi thì không giải ngân được do không tìm ra vốn đối ứng. Do đó cần ưu tiên bố trí đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách hàng năm cho các chương trình dự án thuộc diện được sử dụng ngân sách Nhà nước trước khi làm các nhiệm vụ chi khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 56)