7. Tài chính, ngân hàng, hỗ trợ ngân
3.2.2. Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá dự án sử dụng vốn ODA ở nước ta
nước ta
Để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn ODA thì việc xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá dự án vốn là việc làm vô cùng quan trọng, mang tính chất quyết định.
Hiện nay, ở nước ta công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tư, sử dụng vốn ODA chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công trình sau đầu tư còn bỏ ngõ, ngoại trừ các dự án vay lại và đang trong thời gian trả nợ. Kết quả quản lý thường được đánh giá chỉ bằng công trình (mức độ hoàn thành, tiến độ thực hiện) mà chưa xem xét đến hiệu quả sau đầu tư một khi công trình được đưa vào vận hành khai thác. Quan điểm và cách làm này gây khó khăn cho việc đánh giá, định hướng đầu tư từ nguồn ODA tạo nên sự lãng phí và né tránh trách nhiệm của những bộ phận liên quan...
Từ thực trạng trên, chúng ta phải tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm toán; xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá việc sử dụng nguồn vốn này. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính và kiểm toán Nhà nước cần tăng cường công tác chuyên môn nghiệp vụ để thẩm định, đối chiếu, so sánh, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; kiên quyết xuất toán các khoản chi sai mục đích, không đúng khối lượng, đơn giá, không đúng tiêu chuẩn định mức, vượt dự toán lớn. Cần thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất, kể cả trách nhiệm hình sự đối với nhà thầu, tư vấn giám sát trong việc xác nhận khối lượng thanh toán không trung thực, không đúng quy định; khắc phục những vi phạm trong công tác xác nhận khối lượng thanh toán để làm căn cứ kiểm soát chi và giải ngân vốn ODA, vốn đối ứng cho dự án ODA.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc thiết lập cơ chế trao đổi thông tin, dữ liệu trong hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA. Xây dựng các tiêu chuẩn về trao đổi thông tin, dữ liệu theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA giữa cấp Ban quản lý dự án, chủ dự án, cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý Nhà nước về ODA theo hướng thích hợp từ dưới lên và phản hồi từ trên xuống; các tiêu chuẩn thống nhất về phần mềm thu thập, lưu trữ, xử lý, tổng hợp và truyền tải thông tin, số liệu phục vụ công tác theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA phù hợp với hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân để phục vụ công tác phân tích danh mục các chương trình, dự án ODA ở cấp quốc gia, cấp ngành, lãnh thổ và tổng hợp các chỉ tiêu thống kê định kỳ về tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA để phản ánh vào hệ thống thống kê quốc gia phát triển thông tin điện tử về theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ công tác truyền thông, đào tạo và tăng cường năng lực,trao đổi thông tin và kinh nghiệm về theo dõi và đánh giá, chia sẻ các bài học đúc kết thông qua việc thiết kế và thực hiện các chương trình, dự án ODA.
Mặt khác, Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan chủ quản và chủ đầu tư các dự án ODA phải thống nhất nhận thức: nguồn vốn ODA là một bộ phận ngân sách Nhà nước, là một phần nguồn lực tài chính quốc gia và tạo gánh nặng nợ nần cho người dân, không chỉ thế hệ hôm nay mà cả mai sau. Quản lý lãng phí và không hiệu quả nguồn vốn này là cố tội đối với dân tộc.
Đồng thời, việc đánh giá dự án được yêu cầu phải là một hoạt động định kỳ, xem xét toàn diện và có hệ thống, khách quan về tính phù hợp và hiệu quả dự án. Có thể đưa ra những điều chỉnh cần thiết, rút ra bài học cho các dự án tiếp theo. Công tác đánh giá được tiến hành định kỳ và đột xuất. Riêng việc đánh giá định kỳ được chia làm 4 giai đoạn. Đánh giá ban đầu được tiến hành ngay sau khi chương trình, dự án bắt đầu nhằm xem xét tình hình thực tế so với văn bản đã được phê duyệt để có biện pháp xử lý ngay từ khâu thiết kế kỹ thuật và lập kế hoạch thực hiện chi tiết. Đánh giá giữa kỳ, tiến hành vào thời gian thực hiện chương trình nhằm xem xét quá trình thực hiện từ khi bắt đầu và đề xuất các điều chỉnh cẩn thiết. Đánh giá kết thúc tiến hành sau khi dự án kết thúc nhằm xem xét các kết quả đạt được và tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện, rút ra những kinh nghiệm, làm cơ sở lập báo cáo kết thúc dự án. Đánh giá tác động tiến hành vào thời điểm thích hợp trong vòng 3 năm kể từ ngày đưa chương trình dự án vào sử dụng để nhìn nhận về tác động kinh tế - xã hội của chương trình so với mục tiêu ban đầu đề ra.
Với những kết quả đã đạt được trong việc triển khai công tác đánh giá thực tế các dự án, chương trình hợp tác đánh giá chung đã mang lại một phương thức mới trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như kêu gọi nguồn vốn ODA. Đây thực sự đã tạo được cơ sở làm tiền đề cho việc sớm thành lập Hiệp hội đánh giá đầu tư Việt Nam (VIEA). Với những thay đổi này, một sự phát triển mới trong công tác đánh giá tại Việt Nam sẽ diễn ra trong thời gian tới. Bộ kế hoạch và đầu tư cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hy vọng rằng, hoạt động đánh giá sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực hơn nữa trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta phải quy định rõ trách nhiệm theo dõi, đánh giá chương trình của từng đơn vị từ ban quản lý dự án, chủ dự án, cơ quan chủ quản cho tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan.
Việc theo dõi, đánh giá dự án phải là công việc thường xuyên, được thực hiện vào kế hoạch hàng năm.