Tăng cường công tác đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ cũng như bồi dưỡng đạo đức cho đội ngũ cán bộ quản lý dự án vốn ODA ở nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 53)

7. Tài chính, ngân hàng, hỗ trợ ngân

3.2.3.Tăng cường công tác đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ cũng như bồi dưỡng đạo đức cho đội ngũ cán bộ quản lý dự án vốn ODA ở nước

như bồi dưỡng đạo đức cho đội ngũ cán bộ quản lý dự án vốn ODA ở nước ta

Một nhân tố vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đến việc sử dụng có hiệu quả vốn ODA đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đó là việc nâng cao công tác chuyên môn, nghiệp vụ cũng như tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cho chính đội ngũ cán bộ quản lý dự án vốn ODA.

Một người cán bộ quản lý dự án tốt, hoàn hảo thì trước hết phải có năng lực quản lý dự án, tức là sự thành thạo, nhuần nhuyễn trong chuyên môn và nghiệp vụ... Khắc phục tình trạng lao động giản đơn, bán chuyên nghiệp như hiện nay. Đội ngũ quản lý dự án đó cần phải được chuyên nghiệp hóa, sẽ cần phải có nghề “quản lý dự án” riêng để thực hiện tốt nhất nguồn vốn ODA. Để làm tốt việc đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý thì trước hết chương trình đào tạo cần phù hợp với từng chức danh khác nhau của các ban quản lý dự án...

Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý dự án vốn ODA phải được tăng cường bồi dưỡng phẩm chất đạo đức để thực hiện tốt, công minh, trong sạch những nhiệm vụ, chức năng của mình. Một người cán bộ quản lý dự án cần phải hội tụ được hai yếu tố cơ bản: nhuần nhuyễn, thành thạo trong chuyên môn và nghiệp vụ đồng thời phải kết hợp với một phẩm chất đạo đức tốt, vừa “cần”, “kiệm”, “liêm” và “chính”. Nếu Người cán bộ mà thiếu một trong hai yếu tố này thì việc quản lý, sử dụng dự án nguồn vốn ODA sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.

Đội ngũ cán bộ quản lý cần đáp ứng những yêu cầu cụ thể sau:

Thành thạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ quy trình, thủ tục của nhà tài trợ; có kinh nghiệm theo dõi và đánh giá dự án vốn ODA.

Phải có hiểu biết sâu sắc, đúng đắn về nguồn vốn ODA, có khả năng phán đoán, suy xét trong từng dự án; chủ động thực hiện việc quản lý dự án thật tốt.

Đội ngũ cán bộ quản lý dự án vốn ODA phải có trình độ ngoại ngữ khá; thông hiểu luật pháp trong nước; có những kiến thức cơ bản về đàm phán, ngoại giao...

Không ngừng rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của bản thân để trở thành một người cán bộ quản lý tốt, có trách nhiệm với nghề nghiệp của mình, thực hiện người cán bộ quản lý vừa “hồng”, vừa “chuyên” như lời Bác Hồ đã dạy.

Đó là những kiến thức và yêu cầu cần thiết đối với người cán bộ quản lý dự án để nâng cao hơn nữa khả năng thực hiện và hấp thụ dự án, cũng như khả năng chủ động trong việc khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý dự án, đảm bảo quá trình đó diễn ra thông suốt.

Một hệ thống thể chế quản lý và sử dụng ODA được phát triển đồng bộ song hành với đội ngũ cán bộ quản lý dự án được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp là cơ sở chắc chắn bảo đảm việc quản lý và sử dụng ODA có hiệu quả và nhìn về lâu dài đây là một bài tập có giá trị để góp phần hoàn thiện quản lý các nguồn vốn đầu tư công là một trong những trọng trách của chính phủ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 53)