Tình hình giải ngân vốn ODA từ năm 1993 đến nay có xu hướng tăng lên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 29)

tăng lên

Cùng với nguồn vốn FDI, nguồn vốn ODA vào Việt Nam từ khá lâu. Song do những biến động trên thế giới, nên quá trình thu hút và sử dụng chúng cũng có những nét đặc thù. Thời gian đầu, nguồn vốn ODA ở Việt Nam chủ yếu là do Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cung cấp. Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, cho đến cuối năm 1993, với việc bình thường hóa quan hệ với Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), nối lại quan hệ với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), các nguồn vốn ODA mới lại tiếp tục đổ vào Việt Nam. Nguồn vốn này đã góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.

Trong thời gian qua, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều và hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Ngoài các nước là thành viên của tổ chức OECD - DAC còn có các nhà tài trợ mới nổi như Trung Quốc, Hung-ga-ri, Séc, …

Ngoài nguồn vốn tài trợ ODA, ở Việt Nam còn có khoảng 600 các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động với số tiền viện trợ hàng năm lên đến 200 triệu USD trong nhiều lĩnh vực khác nhau, liên quan trực tiếp đến đời sống người dân tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

Thông qua 15 Hội nghị CG thường niên, tổng vốn ODA đã được các nhà tài trợ cam kết đạt 42,438 tỷ USD với mức cam kết năm sau cao hơn năm trước, kể cả những năm kinh tế thế giới gặp khó khăn như khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á vào năm 1997.

Số vốn ODA cam kết nói trên được giải ngân dựa trên tình hình thực hiện các chương trình và dự án được ký kết giữa Chính phủ và các nhà tài trợ. Từ năm 1993 đến nay (tính đến hết tháng 10 năm 2008), chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đã ký các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với tổng số vốn đạt 35,217 tỷ USD, chiếm 82,98% tổng vốn ODA cam kết trong thời kỳ này, trong đó vốn ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 80%, vốn ODA không hoàn lại chiếm khoảng 20%.

Việt Nam nhận thức rằng cam kết vốn ODA mới chỉ là sự ủng hộ về chính trị của cộng đồng tài trợ quốc tế, việc giải ngân nguồn vốn này nhằm tạo ra các công trình, sản phẩm kinh tế - xã hội cụ thể để đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước mới là quan trọng.

Trong thời kỳ 1993 - 2008 (tính đến hết tháng 10 năm 2008), tổng số vốn ODA giải ngân đạt 22,065 tỷ USD, chiếm khoảng 52% tổng vốn ODA cam kết và 62,65% tổng vốn ODA ký kết.

Có thể nhận thấy trong thời kỳ này tình hình giải ngân vốn ODA có những cải thiện nhất định với chiều hướng tích cực qua các năm.

Bảng 1: Cam kết và giải ngân vốn ODA thời kỳ 1993 - 2011

Năm Cam kết ODA

(Triệu USD)

Giải ngân ODA (Triệu USD) 1993 1.810 413 1994 1.940 725 1995 2.260 737 1996 2.430 900 1997 2.400 1.000 1998 2.700 1.242 1999 2.800 1.350 2000 2.400 1.650 2001 2.356 1.711 2002 2.470 1.794 2003 2.840 1.550 2004 3.800 1.600 2005 3.900 1.700 2006 4.400 1.780 2007 5.400 2.000 2008 5.426 2.200 2009 5.850 2.700 2010 6.650 2.941 2011 7.900 3.650 Tổng số 69.732 31.643

(Nguồn: Báo Đầu tư, ngày 17/3/2011; Kinh tế Việt Nam và Thế giới, 2001 - 2002, Tr.50; Kinh tế Việt Nam và Thế giới, 2009 - 2010, Tr.39)

Thông qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số vốn mà chúng ta giải ngân từ 1993 đến 2011 là 31,6 tỷ USD. Và qua các năm thì số lượng vốn ODA được giải ngân ngày càng tăng lên.

Giai đoạn 1993 - 2011, Việt Nam đã giải ngân được khoảng 31,6 tỷ USD, bằng 45,3% lượng vốn ODA đã được cam kết (Bảng 1). Trong những năm đầu 1993 - 1996, do còn nhiều bỡ ngỡ và lúng túng trong công tác quản lý, điều phối và chỉ đạo thực hiện các dự án ODA, bình quân mỗi năm chúng ta chỉ giải ngân được khoảng 500 triệu USD, bằng 32,8% tổng số vốn ODA cam kết. Nhưng từ năm 1997, với sự hỗ trợ của UNDP, năng lực của cán bộ Việt Nam trong lĩnh vực này đã không ngừng được nâng cao, nên tình hình giải ngân đã có tiến bộ rõ rệt. Trong ba năm 1997 - 1999, bình quân mỗi năm giải ngân được trên 1,1 tỷ USD.

Từ năm 2000 đến 2002, mức giải ngân ODA của Việt Nam đã tăng lên đáng kể: năm 2000 là 16,5 tỷ USD, năm 2001 là 1,71 tỷ USD và năm 2002 là 1,794 tỷ USD.

Năm 2003 mức giải ngân giảm xuống còn 1,55 tỷ USD. Mức giải ngân này vẫn thấp so với mục tiêu đặt ra cho kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 là giải ngân 10 tỷ USD (bình quân mỗi năm khoảng 2 tỷ USD).

Từ năm 2004 đến nay tốc độ giải ngân luôn tăng một cách ổn định với những con số khá cao. Năm 2004 là 1,600 tỷ USD; 2005 là 1,7 tỷ USD; 2006 là 1,78 tỷ USD; 2007 là 2 tỷ USD; 2008 là 2,2 tỷ USD; 2009 là 2,7 tỷ USD; 2010 là 2,941 tỷ USD và 2011 là 3,650 tỷ USD.

Như vậy, thông qua việc giải ngân vốn ODA có xu hướng tăng lên qua mỗi năm (năm 1993 là 413 triệu USD đến năm 2011 lên tới 3.650 triệu USD) cho chúng ta thấy được một điều đó là chúng ta đã từng bước nhận thức đúng đắn và sử dụng ngày càng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 29)