Hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc sử dụng nguồn vốn ODA ở nước ta

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 49)

7. Tài chính, ngân hàng, hỗ trợ ngân

3.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc sử dụng nguồn vốn ODA ở nước ta

ở nước ta

Thực tế cho thấy, bên cạnh những thành công đạt được trong huy động, quản lý và sử dụng vốn ODA, thời gian qua công tác này cũng còn những bất cập cần hoàn thiện, trong đó có không ít nguyên nhân xuất phát từ hệ thống văn bản pháp quy trong nước, đặc biệt giữa ODA và đầu tư công, chưa đồng bộ; cơ chế chính sách quản lý vốn ODA cũng còn chưa đồng bộ, còn có những nội dung bất hợp lý, giảm hiệu quả sử dụng vốn; thủ tục phê duyệt dự án còn rườm rà, bộ máy cồng kềnh, qua nhiều cấp, nhiều khâu, gây lãng phí và mất thời gian; cơ chế chính sách mới đề cập đến khâu huy động và sử dụng nguồn vốn mà chưa chú trọng tới khâu kiểm tra, giám sát, tiếp vốn ODA ở nước ta…

Một vấn đề nổi cộm nữa của các dự án sử dụng vốn vay ODA là vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chậm bàn giao mặt bằng, gây lãng phí thời gian thực hiện và đưa công trình vào hoạt động. Trong thực tế, chúng ta đã phải trả giá cho sự chậm trễ này. Ví dụ: việc giải phóng mặt bằng

thi công xây dựng một dự án chậm, chủ dự án đã phải chi bổ sung hàng trăm tỷ đồng cho các nhà thầu Nhật Bản. Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ là do chính sách đền bù giải phóng chưa phù hợp với các yêu cầu đặt ra của các nhà tài trợ (giá cả đền bù, phạm vi đền bù…); chính sách trong nước chậm thay đổi so với tình hình thực tế; nhận thức của người dân về chính sách đầu tư của nhà nước hạn chế; sự liên quan, cửa quyền và sách nhiễu của một số cán bộ kém phẩm chất ở tất cả các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, chương trình đã được phê duyệt để triển khai thi công mà chưa hoàn thành các thủ tục giải phóng mặt bằng do môi trường pháp lý ở nước ta còn quá bất cập và cồng kềnh…

Trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra là cần phải có chính sách mới về sử dụng ODA cũng như các văn bản quy phạm pháp luật mới phù hợp với tính chất nguồn vốn ODA có nhiều thay đổi trong thời gian sắp tới. Một hệ thống thể chế quản lý và sử dụng ODA được phát triển đồng bộ song hành với đội ngũ cán bộ quản lý dự án được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp là cơ sở chắc chắn bảo đảm việc quản lý và sử dụng vốn ODA có hiệu quả và nhìn về lâu dài đây là một bài tập có giá trị để góp phần hoàn thiện quản lý các nguồn vốn đầu tư công là một trong những trọng trách của chính phủ.

Cùng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và kế hoạch 5 năm, việc hoàn thiện chính sách, thể chế về ODA thông qua việc xây dựng Đề án định hướng thu hút sử dụng, quản lý nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác của nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015 cũng như nghiên cứu thay thế Nghị định 131/2006/NĐ – CP về quản lý, sử dụng vốn ODA là yêu cầu bức thiết. Để tối đa hóa các lợi ích của các nguồn lực, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án định hướng sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA và các khoản ưu đãi khác của nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015 (gọi tắt là đề án ODA 2011 - 2015), đồng thời nghiên cứu thay thế Nghị định 131

về quan lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Theo đó, phạm vi của đề án ODA 2011 - 2015 sẽ được mở rộng hơn so với đề án giai đoạn 2006 - 2010 theo hướng không chỉ bao gồm nguồn vốn ODA (viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi) mà bao gồm cả các khoản vay kém ưu đãi của các nhà tài trợ. Để đảm bảo tính khả thi, Đề án ODA 2011 - 2015 được xây dựng theo hướng đảm bảo cân đối giữa “cung và cầu” về ODA và các khoản vay kém ưu đãi của các nhà tài trợ trong 5 năm tới. Đối với nhu cầu, sẽ xác định các ngành, lĩnh vực ưu tiên, nhu cầu sử dụng nguồn vốn theo nguyên tắc mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất đối với nguồn cung, sẽ phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ để xác định khả năng cung cấp các nguồn vay này và lĩnh vực các nhà tài trợ quan tâm. Xác định Đề án là một phần không tách rời của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, nội dung Đề án cũng sẽ đưa ra các nguyên tắc về phân bổ các nguồn lực sao cho hiệu quả nhất thông qua sự phân công lao động và bổ trợ dựa trên lợi thế so sánh giữa các nguồn vốn (ODA, vay kém ưu đãi, INGO, đầu tư từ ngân sách Nhà nước,...).

Riêng đối với khu vực kinh tế tư nhân, Đề án sẽ tạo cơ chế, chính sách thuận lợi để khu vực này được tiếp cận nguồn vốn ODA nhiều hơn, đặc biệt là thông qua hình thức hợp tác công - tư, để cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro với chính phủ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên. Bên cạnh đó, các nguyên tắc, định hướng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng ODA trong thời kỳ phát triển mới cũng được quan tâm và đưa vào Đề án. Các nguyên tắc này sẽ được thể hiện trong Nghị định thay thế Nghị định 131/2006/NĐ – CP, cụ thể là: Mở rộng phạm vi các khoản vay và tài trợ; xác lập đầy đủ khuôn khổ thể chế và quản lư đối với các mô hình viện trợ như tiếp cận theo ngành, theo chương trình, hỗ trợ ngân sách chung, hỗ trợ ngân sách có mục tiêu; cải tiến quy trình xây dựng, tổng hợp và phê duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ đảm bảo tính khả thi cao và tránh tình

trạng phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lại do có những thay đổi trong quá trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án; chú trọng đến vai trò của khu vực tư nhân; tinh giản quy trình, thủ tục đối với những chương trình, dự án ODA có thay đổi dẫn đến thay đổi các Điều ước quốc tế cụ thể về ODA đã ký kết.

Mặt khác, để hoàn thiện hơn nữa về môi trường pháp lý cho việc sử dụng vốn ODA thì ta cũng phải thực hiện đồng bộ một số vấn đề sau:

 Xây dựng quy trình về trình tự và thủ tục thực hiện các chương trình, dự án vốn ODA.

 Xây dựng cơ chế tạo nguồn vốn dự phòng trong ngân sách Nhà nước dành riêng cho việc chuẩn bị dự án, giảm bớt tính bị động trong điều hành vốn đối ứng.

 Cần thành lập một cơ quan chuyên trách về quản lý viện trợ nước ngoài, trong đó có phân chia trách nhiệm của từng bộ phân chuyên sâu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 49)