Tổng kết, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm sau hơn 15 năm thực hiện sử dụng vốn ODA ở Việt Nam Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 62)

7. Tài chính, ngân hàng, hỗ trợ ngân

3.2.5. Tổng kết, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm sau hơn 15 năm thực hiện sử dụng vốn ODA ở Việt Nam Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ

15 năm thực hiện sử dụng vốn ODA ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA ở giai đoạn tiếp theo

Việc tổng kết, đánh giá và đặc biệt là rút ra được những bài học kinh nghiệm sau khi sử dụng vốn ODA là vô cùng cần thiết và quan trọng cho dù là thành công hay chưa thành công đều là những bài học có giá trị...

Nhìn lại 15 năm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây cho thời gian tới:

-

ý thực hiện, theo dõi và đánh giá dự án.

- Vai trò của ODA là nguồn lực bổ trợ và xúc tác cho quá trình phát triển. Nhận thức đúng đắn này sẽ khắc phục tư tưởng thụ động, trông chờ vào viện trợ và giúp phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong phát triển.

- Sự tham gia rộng rãi của các đối tượng thụ hưởng vào quá trình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA là yếu tố quan trọng để giúp ODA được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao.

- Xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy và cùng sẻ chia trách nhiệm giữa Việt Nam và nhà tài trợ sẽ góp phần đảm bảo sự thành công của các chương trình, dự án ODA.

Nước ta đang trong quá trình thực hiện CNH, HĐH để phát triển kinh tế, tiến lên chủ nghĩa xã hội, vì thế bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng

ta không thể tránh khỏi những sai lầm, yếu kém và hạn chế, đặc biệt là trong việc sử dụng nguồn vốn ODA - nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức cho nền kinh tế.

Do đó, sau mỗi bước đi của nền kinh tế khi sử dụng vốn ODA, chúng ta phải tổng kết lại, đánh giá xem chúng ta đạt được những cái gì? Chưa đạt được những cái gì? Chúng có gây tác động xấu đến nền kinh tế hay không? Để từ đó Đảng, Nhà nước và toàn dân ta rút ra những bài học quý báu và ý nghĩa cho việc tiếp tục sử dụng nguồn vốn ODA để đưa nước ta phát triển một cách nhanh chóng và bền vững.

Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ nhận thức rõ hơn về nguồn vốn ODA trong việc sử dụng nó. Từ đó sẽ chủ động phân bổ vốn ODA cho thích hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

Trong thời gian phát triển sắp tới, dựa vào những kinh nghiệm đã có Việt Nam tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả hơn nữa vốn ODA để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển đất nước.

Thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (MIC) và theo tập quán tài trợ quốc tế Việt Nam sẽ nhận được ít hơn các nguồn vốn vay ODA ưu đãi như hiện nay. Đồng thời, các khoản viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật có khuynh hướng giảm.

Trong bối cảnh đó, định hướng chính sách sử dụng nguồn vốn ODA cần có những thay đổi phù hợp. ODA vốn vay kém ưu đãi sẽ tập trung đầu tư cho các chương trình, dự án tầm cỡ quốc gia, có nguồn thu và khả năng trả nợ chắc chắn như xây dựng các nhà máy điện, kể cả các nhà máy điện nguyên tử; phát triển các tuyến đường cao tốc thu phí, kể cả trong các thành phố lớn; phát triển hệ thống vận tải bánh sắt quy mô vận tải lớn như tầu điện ngầm, đường sắt trên cao ở các thành phố lớn…; các cảng hàng không; cảng biển;

các hệ thống thông tin liên lạc viễn thông...; các công trình sản xuất có hàm lượng công nghệ và kỹ thật cao, có sức lan tỏa thúc đẩy phát triển một ngành, một địa bàn lãnh thổ,...

Trong thời gian tới việc thu hút và sử dụng ODA cần tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể như:

- Các Bộ, ngành và địa phương cần nỗ lực chuẩn bị các chương trình và dự án đã được cam kết vốn để ký kết hiệp định, đẩy mạnh việc thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra trong thời kỳ 2010 - 2015 và tạo ra các công trình gối đầu cho giai đoạn tiếp theo.

- Sau năm 2010 ưu tiên sử dụng ODA, nhất là ODA vốn vay kém ưu đãi cho các chương trình, dự án có khả năng hoàn vốn cao, tạo được nguồn thu.

- Mở rộng thành phần được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA, kể cả khu vực tư nhân trong nước trên cơ sở quan hệ đối tác công - tư kết hợp trong đầu tư phát triển.

- Giảm bớt các khâu trung gian trong quản lý nguồn vốn ODA theo hướng chuyển trực tiếp nguồn vốn này cho chủ sở hữu vốn với cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng để bảo đảm hiệu quả sử dụng và thực hiện trả nợ vốn vay cho các nhà tài trợ.

Mặt khác, chúng ta cũng cần phải nhận thức được rằng các hoạt động nâng cao hiệu quả viện trợ ở Việt Nam phải được triển khai trong khuôn khổ Nhóm Quan hệ đối tác về Hiệu quả viện trợ (PGAE), 22 Nhóm quan hệ đối tác ngành và Nhóm hỗ trợ quốc tế, thực hiện thí điểm sáng kiến một Liên Hợp Quốc, các sáng kiến về cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA của Nhóm 6 Ngân hàng phát triển (ADB, AFD, JICA, KfW, Korea Eximbank và WB) và nhiều hoạt động nâng cao hiệu quả viện trợ của EC,

Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến (LMDG) và của một số nhà tài trợ song phương và đa phương khác.

Các hoạt động nâng cao hiệu quả viện trợ đang giúp Việt Nam cải thiện việc thu hút và sử dụng ODA, làm cho nguồn lực này phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn đối với sự nghiệp phát triển của Việt Nam cũng như hỗ trợ vượt qua những thách thức đặt ra trong giai đoạn phát triển mới.

Tóm lại, ODA không phải là “chùm khế ngọt” để chúng ta có thể thỏa sức “trèo hái”... Chúng ta phải có những giải pháp tối ưu nhất để sử dụng vốn ODA một cách hiệu quả và hợp lý, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nước ta.

Việc tiêu tiền cũng không hề đơn giản, một trong những rủi ro của Việt Nam trên con đường phát triển đầy ấn tượng của mình là khoảng cách ngày càng gia tăng giữa cam kết tài trợ và giải ngân...; một rủi ro khác nữa là vấn đề tham nhũng, làm sao chúng ta có thể đảm bảo rằng những khoản tiền này được sử dụng một cách tốt nhất và theo đúng mục đích...

Vì vậy, vấn đề đặt ra gay gắt đối với Việt Nam là phải công khai hóa, minh bạch hóa những hoạt động chi tiêu công cộng, ngân sách quốc gia,... sáng kiến dường như rất khả thi và đã bước đầu thể hiện kết quả khả quan mới có thể phát huy được hết tác dụng của nó.

KẾT LUẬN

Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về vốn cũng ngày càng tăng lên. Vốn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, cải thiện đời sống nhân dân... Trong những nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam thì ODA là một nguồn vốn chiếm tỷ trọng khá cao. Trong thời gian qua, Việt Nam đã nhận ra sức mạnh lớn lao của nguồn vốn ODA và đã bước đầu sử dụng hợp lý, mang nhiều hiệu quả để phát triển đất nước.

Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 3 - 4% trong GDP của Việt Nam, song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân,...

Việc sử dụng ODA trong thời gian qua đã có hiệu quả, có tác động tích cực đến phát triển năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngành và địa phương. Các công trình giao thông như: Quốc lộ 10, cầu Bãi Cháy, cầu Mỹ Thuận,... được tài trợ từ nguồn vốn ODA đã minh chứng rõ rệt về tác động lan tỏa của nguồn vốn ODA đối với phát triển.

Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn hỗ trợ các địa phương, đặc biệt các tỉnh còn nghèo, các công trình phục vụ trực tiếp đời sống của nhân dân như giao thông nông thôn, cấp điện và nước sinh hoạt, trường học, trạm xá,...

Mặt khác, nguồn vốn ODA còn có vai trò tích cực hỗ trợ phát triển năng lực con người trong việc đào tạo và đào tạo lại hàng vạn cán bộ Việt Nam trong thời gian qua trên nhiều lĩnh vực,...

Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn ODA ở nước ta trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Đó là, tỷ lệ giải ngân của Việt Nam vẫn còn thấp hơn mức trung bình của khu vực và thế giới, mặc dù tình hình giải

ngân vốn ODA đã có xu hướng đi lên; cơ cấu đầu tư vốn ODA mặc dù bước đầu đã hợp lý, hiệu quả nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập, khuyết điểm; đó còn là những yếu kém trong chính sách quản lý và sử dụng vốn ODA cần phải giải quyết và sửa chữa... Điều này đã gây ảnh hưởng không tốt tới việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay mà trong thời gian tới, chúng ta cần phải nhanh chóng khắc phục vì một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [13, tr.22].

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA ở nước ta hiện nay, chúng ta cần phải đưa ra những giải pháp hợp lý, đúng đắn, chính xác, khoa học, đó là việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc sử dụng vốn ODA; xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá dự án sử dụng vốn ODA; tăng cường công tác đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như bồi dưỡng đạo đức cho đội ngũ cán bộ quản lý dự án vốn ODA; có kế hoạch phân bổ vốn đối ứng kịp thời cho các dự án vốn ODA; Ngoài ra, cần phải tổng kết, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm sau hơn 15 năm thực hiện sử dụng vốn ODA ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA ở giai đoạn tiếp theo... Những giải pháp nêu trên là phương tiện, cơ sở để chúng ta có thể phát huy tối đa hiệu quả mà nguồn vốn ODA mang lại.

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, ngoài việc dựa vào sự cố gắng, nỗ lực nội tại của nền kinh tế thì việc tranh thủ sự viện trợ vốn ODA của nước ngoài cũng đóng góp một phần không nhỏ. Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn phải sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả tốt nhất với mục đích: tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội phát triển bền vững, cải thiện đời sống nhân dân... đưa đất nước có chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 62)