Đối với kinh tế

Một phần của tài liệu Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính (Trang 38 - 40)

* Cơ cấu lao động

- Tình trạng gia tăng dân số quá nhanh do nhu cầu có con trai, sự phân bố dân cư giữa các vùng chênh lệch lớn, xảy ra tình trạng nơi thiếu lao động, nơi thừa lao động, từ đó gián tiếp dẫn đến sự di dân kéo về các thành phố lớn, thị trấn,…hoặc trong một số nghành nghề cần đòi hỏi phải có lao động nam giới, như người dân ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng biển,...

Dân số trong độ tuổi lao động ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh có sự chênh lệch nam – nữ khá lớn với với 94 nam/100 nữ. Cơ cấu lao động nam và nữ của huyện được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.10. Cơ cấu lao động phân theo giới tính ở huyện Đức Thọ năm 2010 Đơn vị: người

Năm Số người trong độ tuổi lao động Nam Nữ 2000 60.572 29.041 31.531 2001 59.866 28.688 31.178 2002 59.116 28.313 30.803 2003 58.892 28.201 30.691 2004 58.606 28.058 30.548 2005 58.542 28.026 30.516 2006 58.462 27.986 30.476 2007 58.108 27.809 30.299 2008 58.104 27.807 30.297 2009 56.160 26.228 29.872 2010 58.106 28.177 29.929

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đức Thọ)

Tuy nhiên, có sự phân hóa giữa các xã, ở một số xã có số nam trong độ tuổi lao động nhiều hơn nữ như Thái Yên, Đức Tùng, Đức Thịnh, Đức Lạng, Đức Châu,…

Trong tương lai tỷ lệ nam giới trong cơ cấu lao động của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh sẽ lớn hơn nữ, do xu hướng hiện nay là chủ yếu sinh con trai.

* Cơ cấu ngành

huyện Đức Thọ, trong thời điểm hiện tại dân số trong độ tuổi lao động có số nữ nhiều hơn nam, điều này ảnh hưởng khá rõ đến cơ cấu ngành của huyện, thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.11: Lực lượng lao động xã hội phân theo các khu vực kinh tế ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007 - 2009

Năm Tổng số lao động

Lao động trong khu vực I

Lao động trong khu vực II

Lao động trong khu vực III

2007 58.108 48.750 4.872 4.486

2008 58.104 48.845 4.510 4.749

2009 56.160 47.736 3.705 4.719

(Nguồn: [8]) Sự phân bố lao động trong các ngành kinh tế chịu tác động của nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế xã hội của huyện, còn tác động của chênh lệch giới tính trong thời điểm hiện tại chưa lớn. Trong tương lai, do xu hướng lao động nam nhiều hơn lao động nữ rất nhiều nên tác động của nó đến cơ cấu kinh tế sẽ rất lớn.

Một phần của tài liệu Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính (Trang 38 - 40)

w