Nguyên nhân trực tiếp

Một phần của tài liệu Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính (Trang 42 - 46)

* Hệ tư tưởng, tâm lý

Một trong những lý do đưa đến nạn trai thừa gái thiếu tại Việt Nam (trong đó có huyện Đức Thọ) là quan điểm lạc hậu do ảnh hưởng văn hoá Nho giáo, Khổng học, khinh thường giá trị và vai trò của phụ nữ trong xã hội.

“Trọng nam, khinh nữ” là một phần cốt lõi của văn hoá Á đông và trong kinh điển Nho giáo, “Sinh con trai thì cho nằm giường, mặc áo đẹp, cho ngọc thạch làm đồ chơi. Sinh con gái thì cho nằm đất, lấy vải thô làm áo, cho ngói vỡ làm thứ tiêu khiển”. (Kinh Thi) hay “Chỉ hạng đàn bà và tiểu nhân là khó dạy. Gần thì họ nhờn, xa thì họ oán” (Luận ngữ, Khổng Tử).

Ngày nay, một số cha mẹ Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi quan niệm “Nhất nam viết

hữu, thập nữ viết vô” nên đã không ngần ngại nạo thai khi đã là con gái biết bằng siêu

âm hay các công nghệ khác. Hẳn nhiên, không phải tất cả mọi ca nạo thai đều để chọn giới tính. Những nguyên nhân khác là do sinh hoạt tình dục, kém giáo dục và hiểu biết về sinh lý của thanh niên, nạn mại dâm,…

Quá trình điều tra tại 500 hộ gia đình làm trong các ngành nghề và các độ tuổi khác nhau tại Thị trấn và 27 xã thuộc huyện, khi được hỏi: “Ông bà có đồng ý với quan niệm:

“Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” nghĩa là một con trai cũng là có, mười con gái cũng như không?”, nhóm nghiên cứu đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.12: Kết quả điều tra quan điểm của người dân về quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”

Tổng số phiếu Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Số phiếu 500 45 141 211 103 Tỷ lệ (%) 9 28,2 42,2 20,6 Đối tượng nữ giới 200 0 12 143 75 Tỷ lệ (%) 0 6 71,5 22,5 Đối tượng nam giới 300 42 131 97 30 Tỷ lệ (%) 14 43,6 32,3 10,1 Đối tượng trong độ tuổi 400 26 167 182 25 Tỷ lệ (%) 6,5 41,8 45,5 6,2 Đối tượng trên độ tuổi 100 11 53 29 7 Tỷ lệ (%) 11 53 29 7

(Kết quả điều tra của nhóm nhiên cứu)

Kết quả điều tra cho thấy rằng: mặc dù trên tổng thể số lượng người phản đối quan niệm trên chiếm tỷ lệ lớn hơn nhưng khi xét theo từng đối tượng cụ thể lại có sự khác biệt, chính sự khác biệt này là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng chênh lệch giới tính ở huyện Đức Thọ. Trong số những người được hỏi, phần lớn nam giới đồng tình với

trong độ tuổi lao động, số lượng đồng tình với quan điểm trên cũng chiếm tỷ lệ khá lớn. Đây là độ tuổi có ảnh hưởng lớn nhất đến vấn đề chênh lệch giới tính của huyện, bởi đây là đối tượng chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc sinh con và chăm sóc con cái. Một đối tượng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề chênh lệch giới tính của huyện chính là đối tượng ngoài độ tuổi lao động. Ở huyện Đức Thọ, tỷ lệ đồng ý với quan điểm trên chiếm tỷ lệ rất lớn (53/100 phiếu, chiếm 53%), đây là đối tượng có tác động lớn đến tư tưởng và tâm lý của đối tượng trong độ tuổi lao động.

Hay cũng với 500 hộ gia đình trên, khi được hỏi: “ Việc sinh con trai không phải là

việc riêng của hai vợ chồng mà là mong muốn từ dòng họ?”. Nhóm nghiên cứu cũng thu

được kết quả là: Có đến 435/500 ý kiến cho rằng ý kiến đó là đúng (chiếm 87%), trong khi đó chỉ có 65/500 không đồng tình với ý kiến trên (13%). Điều này cho thấy việc sinh con và lựa chọn giới tính con cái của các cặp vợ chồng chịu sức ép rất lớn từ phía dòng họ (cho dù vợ chồng đó có học thức và địa vị cao trong xã hội vẫn phải chấp hành quy định và luật lệ của dòng họ vốn đã có lịch sử trải qua mấy trăm đời).

Một trong những nhân tố gây nên tình trạng mất cân bằng giới tính tại huyện Đức Thọ chính là tâm lý hơn thua. Thường thì tâm lý này thường hay gặp ở nam giới hơn là nữ giới, hầu hết các ông chồng đều mang tâm lý tự ti khi không có con trai, đặc biệt là khi bị bạn bè trêu chọc. Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành điều tra trên quan điểm này: “Phải có con trai cho bằng bạn bằng bè?” .

Trong số 300 nam giới khi được hỏi đã có đến 206 người cho rằng phải có con trai cho bằng bạn bằng bè, 43 trong số đó hoàn toàn đồng ý và 163 đồng ý với quan điểm trên, trong khi đó chỉ có 94 người phản đối. Điều này cho thấy, rõ ràng việc sinh được con trai hay con gái ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người dân, đặc biệt là nam giới.

Chính vì vậy, yếu tố tâm lý là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đối với tình trạng chênh lệch giới tính tại huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh.

Do sự khác biệt về mặt sinh học, xã hội và do trách nhiệm của phụ nữ ở hầu hết các quốc gia (trong đó có Việt Nam) là chăm sóc gia đình, con cái nên phụ nữ thường bị phân biệt và ít có cơ hội thăng tiến trong xã hội như nam giới.

Ở huyện Đức Thọ, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong tư tưởng của người dân, đặc biệt là các gia đình có trình độ học vấn thấp và những gia đình có con trai độc đinh.

Điều này cho thấy, bất bình đẳng giới đã ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng chênh lệch giới tính tại huyện Đức Thọ. Trong đó, tư tưởng bất bình đẳng giới phần lớn thuộc đối tượng là nam giới và thuộc đối tượng trên độ tuổi lao động.

* Chuyển cư

Phát triển của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn tới sự phân công lao động theo lãnh thổ, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng. Từ đó hình thành các lực hút và đẩy cho các dòng di cư. Cấu trúc dòng chuyển cư sẽ dẫn tới sự thay đổi về mặt cơ cấu giới tính làm tăng hoặc giảm tỷ số giới tính của vùng.

Phát triển kinh tế theo vùng dẫn đến việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. Sự phát triển mạnh mẽ ở các vùng này đã tạo nên dòng nhập cư thuần lớn tới các tỉnh trung tâm. Ngược lại, ở các tỉnh kinh tế còn khó khăn lại xuất hiện dòng xuất cư đến các trung tâm. Chính số lượng lao động nam, nữ xuất cư và nhập cư chênh lệch nhau là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mất cân bằng giới tính ở các vùng.

Bảng 2.13: Số người chuyển cư phân theo giới tính tại huyện Đức Thọ năm 2010

Số người chuyển đi Số người chuyển đến

Tổng số 1.914 Tổng số 1.410

Nam 843 Nam 562

Nữ 1.071 Nữ 848

Số người chuyển đi và số người chuyển đến trong huyện có sự chênh lệch khá lớn, trong đó tỷ lệ nam – nữ cũng có sự cách biệt rõ ràng. Sư gia tăng số người chuyển cư trong huyện vừa là nguyên nhân giảm số lượng dân số đồng thời cũng là nhân tố gây nên tình trạng chênh lệch giới tính trong huyện Đức Thọ.

* Y học

Một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng chênh lệch giới tính ở Đức Thọ ngày càng trở nên đáng báo động xuất phát từ các cơ sở y tế: thông qua các cơ sở này, người dân có thể tìm hiểu một cách dễ dàng các phương pháp lựa chọn giới tinh thai nhi, sử dụng dịch vụ y tế (siêu âm, bắt mạch, chọc ối,...) để nhận biết giới tính thai nhi sớm.

Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân hiện nay cho phép phụ nữ được nạo, phá thai theo nguyện vọng. Điều kiện nạo, phá thai còn đơn giản, thai phụ chỉ cần đủ sức khỏe và không có chống chỉ định. Điều này khiến các gia đình đã phá bỏ thai nếu giới tính của thai nhi không đúng ý muốn của gia đình.

Khi hỏi “Để có được con trai như mong muốn của gia đình, ông (bà) sẽ dùng các

biện pháp nào?”, có tới 312 ý kiến sử dụng biện pháp siêu âm, chẩn đoán giới tính thai

nhi và sẵn sàng phá thai nếu biết được đó là con gái, còn lại 188 người sẽ áp dụng Đông y học, xem bói toán, chọn ngày giờ để có con trai và làm theo kinh nghiệm của các gia đình đã có con trai.

Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành y tế huyện trong việc siêu âm, nạo pha thai cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở y tế tư nhân đã khiến cho công tác tuyên truyền, vận động giáo dục giới tính của các cấp, các ngành gặp phải không ít khó khăn.

Một phần của tài liệu Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w