Trong độ tuổi lao động

Một phần của tài liệu Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính (Trang 32 - 34)

Dân số trong độ tuổi lao động ở huyện Đức Thọ có tỷ lệ nữ nhiều hơn nam, tỷ số giới tính trung bình năm 2010 là 94 nam/100 nữ. Nhìn chung, tỷ số giới tính trung bình của dân số trong độ tuổi lao động ở huyện Đức Thọ không có sự chênh lệch quá lớn. Tuy nhiên, khi xem xét ở từng độ tuổi và từng địa phương cụ thể thì mức chênh lệch lại có sự phân hóa rõ rệt.

Tỷ số giới tính trong độ tuổi lao động ở huyện Đức Thọ có sự khác nhau ở từng nhóm tuổi, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: Tỷ số giới tính trong độ tuổi lao động ở huyện Đức Thọ năm 2010

Nhóm tuổi Nữ (Người) Nam (Người) Tỷ số giới tính (Nam/100Nữ) 15-19 7.024 7.209 103 20-24 7.834 7.902 101

30-34 4.808 4.715 98 35-39 3.635 3.426 94 40-44 3.476 2.996 86 45-49 3.120 2.593 83 50-54 2.807 1.974 70 55-59 1.874 1.177 63

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đức Thọ)

Ở nhóm tuổi từ 15 – 19 tuổi ở huyện Đức Thọ có dân số nam nhiều hơn nữ với 7.024 nam và 7.209 nữ và tỷ số giới tính tương ứng là 103 nam/100 nữ. Sự chênh lệch này ở mức bình thường. Bước sang nhóm tuổi từ 20 – 24 thì số nam và nữ gần như tương đương nhau, tỷ số giới tính trung bình của dân số ở độ tuổi này ở huyện Đức Thọ là 101 nam/100 nữ. Càng ở những nhóm tuổi cao hơn thì sự chênh lệch có xu hướng là dân số nữ nhiều hơn dân số nam, đặc biệt là ở nhóm từ 45 tuổi trở lên. Ở nhóm tuổi từ 25 – 29 tuổi, tỷ số giới tính còn ở mức 99 nam/100 nữ, đến nhóm tuổi từ 35 – 39 tỷ số giới tính là 94 nam/100 nữ, nhưng ở nhóm tuổi từ 45 – 49 tỷ số giới tính có sự chênh lệch lớn với 83 nam/100 nữ. Đặc biệt, ở nhóm tuổi 50 – 54 và 55 – 59 tuổi tỷ số gới tính lần lượt là 70 nam/100 nữ và 63 nam/100 nữ. Nguyên nhân của sự chênh lệch nam – nữ rất lớn ở những nhóm tuổi này là do hậu quả của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược.

Như vậy, có thể thấy rằng tuy tỷ số giới tính trung bình của dân số trong độ tuổi lao động ở huyện Đức Thọ có sự chênh lệch không quá lớn, nhưng nếu xem xét ở từng nhóm tuổi khác nhau thì lại có sự khác biệt rất rõ. Ở các nhóm tuổi đầu độ tuổi lao động có số nam – nữ gần như bằng nhau, thậm chí nam nhiều hơn nữ (nhóm tuổi từ 15 – 19 tuổi), còn các nhóm tuổi sau đặc biệt là ở cuối độ tuổi lao động thì dân số nam rất ít so với dân số nữ.

Không chỉ vậy, khi nghiên cứu tỷ số giới tính của dân số trong độ tuổi lao động của các xã khác nhau trong huyện Đức Thọ cũng có sự khác biệt rất lớn. Nhìn chung, ở các xã đều có dân số nữ trong độ tuổi lao động nhiều hơn nam. Nổi bật như xã Đức Lạc có tỷ

Nhân, xã Đức Vĩnh là 84 nam/100 nữ; xã Tùng Ảnh, xã Đức Thanh là 86 nam/100 nữ; xã Bùi Xá 87 nam/100 nữ. Tuy nhiên, cũng giống như thực trạng chung của toàn huyện, tỷ số giới tính trung bình của dân số là nữ lớn hơn nam nhưng ở những nhóm tuổi đầu độ tuổi lao động có dân số nam tương đương với nữ. Nhóm tuổi từ 15 – 19 tuổi ở xã Bùi Xá có tỷ số giới tính là 102 nam/100 nữ; xã Tùng Ảnh, xã Yên Hồ là 101 nam/100 nữ; xã Đức Nhân, xã Đức Vĩnh, xã Đức Vĩnh, xã Đức Thanh xấp xỉ 100 nam/100 nữ.

Mặt khác, có một số xã ở huyện Đức Thọ có dân số nam trong độ tuổi lao động nhiều hơn dân số nữ. Nổi bật như xã Đức Lạng có tỷ số giới tính trong độ tuổi lao động lên tới 114 nam/100 nữ; xã Thái Yên 110 nam/100 nữ; xã Đức Thịnh 107 nam/100 nữ; xã Đức Thủy 105 nam/100 nữ.

Ở Thị trấn Đức Thọ có tỷ số giới tính trong độ tuổi lao động ở mức bình thường với 94 nam/100 nữ. Tuy nhiên, tỷ số giới tính ở nhóm tuổi từ 15 – 19 tuổi có số nam nhiều hơn nữ là 116 nam/100 nữ; ở nhóm tuổi từ 20 – 24 tuổi có 104 nam/100 nữ, và càng ở những nhóm tuổi sau thì dân số nam chiếm ít dần trong kết cấu dân số nam – nữ. Đặc biệt, ở nhóm tuổi từ 50 – 54 tuổi chỉ có 62 nam/100 nữ.

Ở các xã khác như Đức Tùng, Đức Quang, Đức Châu, Liên Minh, Trung Lễ, Đức An, Đức Dũng, Đức Lập, Tân Hương, Đức Đồng,… có tỷ số giới tính trung bình trong độ tuổi lao động ở mức bình thường, dao động từ 94 – 98 nam/100 nữ.

Một phần của tài liệu Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính (Trang 32 - 34)