Nguyên nhân gián tiếp

Một phần của tài liệu Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính (Trang 46 - 50)

* Phúc lợi xã hội

Các chính sách về phúc lợi xã hội của huyện vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, nhiều gia đình vẫn lo lắng cho cuộc sống về già của mình. Họ cho rằng nếu

nếu như gia đình mình chỉ có con gái? Bởi quan niệm của họ đối với con gái vẫn là “Xuất giá tòng phu”. Chính vì vậy, họ tìm cách có bằng được con trai, ngay cả những gia đình trẻ cũng có tâm lý như vậy. Điều tra của nhóm thực hiện đề tài trong quá trình nghiên cứu, khi hỏi: “Nếu được đảm bảo phúc lợi xã hội khi về già, các khu an dưỡng

được xây dựng lên, ông (bà) có nhất thiết phải có con trai như các gia đình khác hay không?” đã thu được kết quả như sau: Trong số 500 người được hỏi thì có đến 184

người (chiếm 36,8%) cho rằng không nhất thiết phải có con trai nếu như khi về già họ được hưởng những chính sách phúc lợi xã hội khi về già. Điều này chứng tỏ các chính sách phúc lợi xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với việc sinh con trai hay con gái của các gia đình

* Kế hoạch hóa gia đình

Khi tình trạng bùng nổ dân số diễn ra. Nhà nước ta đã ban hành các chính sách nhằm hạn sự gia tăng dân số, nhằm hạn chế số con được sinh ở mỗi cặp vợ chồng ở Việt Nam, với chính sách “Mỗi cặp gia đình chỉ được có 2 con”. Do bị hạn chế về số con nên các đôi vợ chồng thường có xu hướng chọn giới tính cho con khi sinh, và đa số đều muốn có con trai. Đó chính là nguyên nhân gây nên tình trạng chênh lệch giới tính ở hầu khắp các địa phương thuộc huyện Đức Thọ.

Khi thực hiện điều tra dân số tại các xã và thị trấn Đức Thọ đã có nhiều kiến khác nhau về công tác kế hoạch hóa gia đình ở các địa phương. Khi được hỏi: “Việc thực hiện

các chính sách dân số của địa phương như: Kế hoạch hóa gia đình với khẩu hiệu “Dù gái hay trai chỉ hai là đủ” Theo ông (bà)có thực sự cần thiết như vậy không?”, có tới

327/500 phiếu, chiếm 65,4% cho rằng đây là điều rất cần thiết, , số còn lại (173) phiếu không đồng ý với chính sách chỉ 1 -2 con. Nguyên nhân số phiếu không đồng ý còn chiếm tỷ lệ khá lớn (34,5%) là do nhận thức “đông con hơn đông của” của người dân, trong khi chỉ được sinh hai con thì bắt buộc phải có con trai. Tuy nhiên, cũng với 500 người được hỏi rằng: “Khi địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động Kế hoạch hóa gia

Trong cuộc điều tra về nhận xét của nhân dân về công tác tuyên truyền, vân động Kế hoạch hóa gia đình ở các địa phương thuộc huyện Đức Thọ đã thu được những ý kiến khác nhau. Trong 500 ý kiến, có 198 (39,6%) ý kiến đánh giá công tác dân số của huyện đã thực hiện ở mức rất tốt, 202 (40,4%) ý kiến đánh giá ở mức tốt, số phiếu còn lại được đánh giá ở mức bình thường và chưa tốt. Đa số những cá nhân đánh giá rất tốt và tốt thuộc các đối tượng nữ giới (136 phiếu (chiếm 68%)) trong tổng số 500 phiếu; 166 phiếu/ 400 (41,5%) thuộc đối tượng trong độ tuổi lao động đánh giá việc thực hiện các chính sách dân số ở mức rất tốt và 179 phiếu đánh giá ở mức tốt (chiếm 44,7%). Số còn lại cho rằng bình thường và thấm chí chưa tốt.

Hầu hết đa số người dân đều đánh giá công tác dân số, Kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản phù hợp với mọi lứa tuổi (213/500 phiếu, chiếm 42,6%),và 136 phiếu (27,2%) cho rằng các chính sách này chỉ phù hợp lứa tuổi vị thành niên, 112 phiếu (22,4%) cho răng phù hợp hơn với lứa tuổi mới lập gia đình và còn lại (34 phiếu) lại nghĩ rằng các chính sách đó phù hợp hơn với lứa tuổi trung niên.

Từ những đánh giá, nhận xét từ phía nhân dân, ta cũng phần nào biết được nhận thức của người dân về vấn đề dân số, đặc biệt là công tác Giáo dục dân số, Kế hoạch hóa gia đình ở Đức Thọ. Mặc dù công tác dân số đã đạt nhiều thành tựu trong việc giảm gia tăng tự nhiên, tuy nhiên công tác này cũng gây ra những vấn đề bất cập hiện nay mà điển hình chính là sự chênh lệch giới tính ở Đức Thọ. Chính vì chính sách giảm dân số xuống 1 đến 2 con đã tác động tới nhu cầu mong muốn có con trai ở các gia đình ngày càng lớn, thậm chí nhiều gia đình còn muốn cả hai con sinh ra đều là con trai, đã khiến cho việc lựa chọn giới tính thai nhi trước khi sinh là một điều không thể tránh khỏi. Đây chính là một trong những mặt trái còn tồn tại trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở Đức Thọ nói riêng và Hà Tĩnh nói chung.

* Nhu cầu lao động xã hội

Ở huyện Đức Thọ, nghề nghiệp chính của người dân chủ yếu là hai ngành nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đây là hai ngành nghề đòi hỏi nhiều lao động và lao

số lao động để làm kịp thời vụ. Đặc biệt, do đặc điểm thời vụ của huyện bên cạnh hai vụ lúa chính còn có xen canh các loại hoa màu. Chính vì vậy, yêu cầu về lao động trong ngành nông nghiệp vừa nhiều, vừa chịu đựng được vất vả và phải có sức khỏe tốt. Để đáp ứng được thì đòi hỏi phải có nhiều lao động nam.

Riêng ngành thủ công nghiệp, Đức Thọ phát triển nhiều làng nghề nổi tiếng như: làng mộc ở xã Thái Yên, đóng thuyền ở xã Trường Sơn, nghề làm bún, bánh ở thị trấn Đức Thọ, nghề làm bánh gai ở xã Đức Yên, mây tre đan ở Đức Lâm, gạch tuy-nen ở Tùng Ảnh, rượu Thanh Lạng, khai thác cát sỏi ở sông La… Chính vì vậy, ở một số xã, sẽ có nhu cầu lớn về số lượng lao động tuỳ thuộc vào hoạt động sản xuất của họ.

Từ nhu cầu của hai ngành trên sẽ tác động gián tiếp đến một số lượng nữ giới không có việc làm sẽ chuyển cư đến những nơi khác để mưu sinh, từ đó chênh lệch giới tính nam nhiều hơn nữ ngày càng cao lên.

Tóm lại, do tác động của ngành nghề, chủ yếu là nhu cầu lao động xã hội, mà nhu cầu chủ yếu là nam giới, đã tác động đến tâm lý và mong muốn sinh con trai của người dân, làm cho tỷ số giới tính ở huyện Đức Thọ ngày càng đáng báo động.

* Chiến tranh

Cũng như mọi vùng đất khác trên đất nước Việt Nam, huyện Đức Thọ cũng phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, chịu thiệt hại nặng nề về người và của. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thiệt hại đó càng lớn hơn bội phần.

Trong những năm 1965 – 1975, theo tiếng kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, hàng ngàn thanh niên của huyện lên đường nhập ngũ, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho nước nhà, song rất nhiều người trong số đó đã “ra đi từ đó không về”. Theo số liệu của phòng Thương binh – xã hội huyện, toàn huyện Đức Thọ có tới 3.982 liệt sỹ, trong đó chiếm phần lớn là nam giới. Chính điều này cũng là nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch về giới ở huyện Đức Thọ thuộc các đối tượng trong độ tuồi lao động

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG HẠN CHẾ CHÊNH LỆCH GIỚI TÍNH 3.1. Dự báo sự phát triển dân số và chênh lệch giới tính ở huyện Đức Thọ tới năm 2020.

Dự báo dân số thực chất là những tính toán để xác định hoặc chỉ ra một kiểu tái sản xuất dân số nào đó trong tương lai, trên cơ sở những giả thuyết về sự biến đổi của các quá trình dân số đã được chấp nhận.

Dự báo dân số là một trong những bộ phận chủ yếu trong hệ thống dự báo kinh tế - xã hội. Dự báo dân số có nhiệm vụ là phát hiện những yếu tố tác động đến quá trình dân số, vạch ra bức tranh toàn cảnh về tình hình tái sản xuất dân số trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính (Trang 46 - 50)