Trên độ tuổi lao động

Một phần của tài liệu Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính (Trang 34 - 37)

Chênh lệch giới tính không chỉ biểu hiện ở nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động mà còn biểu hiện ở nhóm tuổi trên độ tuổi lao động.

Nếu như ở nhóm dưới độ tuổi lao động, tỷ số giới tính thiên về tỷ lệ nam lớn hơn nữ, ở nhóm tuổi trong độ lao động tỷ số giới tính có xu hướng cân bằng hơn thì ngược lại, ở nhóm tuổi sau độ tuổi lao động, tỷ số giới tính lại lệch về tỷ lệ nữ lớn hơn nam.

Mức chênh lệch này cũng biểu hiện cho việc tuổi thọ của nữ giới lớn hơn nam giới, là kết quả của sự phân chia lao động trong các ngành nghề thường được mặc định là của nam giới – nữ giới hay số tuổi về hưu của nam giới và nữ giới có sự chênh lệch đáng kể.

Bảng 2.8: Kết cấu dân số theo tuổi và giới tính sau độ tuổi lao động của huyện Đức Thọ năm 2010.

Nhóm tuổi Tổng Nam Nữ Tỷ số giới

tính 60 – 64 2.534 942 1.592 60 65 – 69 1.469 482 987 49 70 – 74 892 408 484 85 75 – 79 757 328 429 77 80 – 84 526 210 316 67 85+ 406 143 263 54

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đức

Thọ)

Xét theo bảng số liệu trên thì ngay trong nhóm trên độ tuổi lao động cũng có sự chênh lệch giữa các nhóm tuổi khác nhau. Tuy nhiên, ở tất cả các nhóm tuổi thì hầu như nữ giới luôn chiếm số lượng lớn hơn nam giới. Cụ thể là nhóm tuổi 60 – 64 có tổng số dân là 2.534 người, trong đó số lượng nữ chiếm tới 1.592 người trong khi số lượng nam chỉ là 942 người, tỷ số giới tính là 63 nam/100 nữ; ở nhóm tuổi 65 – 69 có tổng dân số là 1.469 người , số lượng nam là 482 người trong khi đó số lượng nữ gần gấp đôi 987 người, tỷ số giới tính là 67 nam/100 nữ. Ở nhóm tuổi trên 85 tuổi, tổng dân số là 406 người, số nam chỉ 143 người trong khi nữ 263 người, mức chênh lệch giới tính là 57 nam/100 nữ. Điều này cho thấy tỷ số giới tính có sự chênh lệch giữa các độ tuổi khác nhau trong cùng một nhóm tuổi.

Không chỉ có sự khác nhau về tỷ số giới tính ở các nhóm tuổi trên độ tuổi lao động mà còn có sự phân hóa về tỷ số giới tính theo không gian. Ngay trong các xã của huyện thì tỷ số giới tính vẫn chênh lệch về số lượng nữ giới lớn hơn số lượng nam giới.

Bảng 2.9: Tỷ số giới tính trên độ tuổi lao động phân theo địa phương của huyện Đức Thọ năm 2010 (đơn vị: số nam/100 nữ)

Thị trấn Đức Thọ 63 Xã Đức An 87

Xã Đức Tùng 87 Xã Đức Lạng 63

Xã Đức Quang 91 Xã Liên Minh 79

Xã Đức Châu 82 Xã Đức Vĩnh 69

Xã Trường Sơn 76 Xã Đức Yên 46

Xã Đức La 52 Xã Bùi Xá 75

Xã Tùng Ảnh 46 Xã Trung Lễ 83

Xã Đức Nhân 78 Xã Đức Thịnh 49

Xã Yên Hồ 89 Xã Đức Hòa 81

Xã Đức Thủy 56 Xã Đức Long 61

Xã Thái Yên 73 Xã Đức Thanh 68

Xã Đức Lạc 48 Xã Đức Dũng 57

Xã Đức Lâm 47 Xã Đức Đồng 89

Xã Đức Lập 58 Xã Tân Hương 72

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đức Thọ)

Nhìn chung trong toàn huyện, tỷ lệ chênh lệch giới tính ở nhóm trên độ tuổi lao động theo từng địa phương là rất lớn (xét theo mức chênh lệch về số lượng nữ giới lớn hơn số lượng nam giới). Theo điều tra của Chi cục Thống kê Đức Thọ, tỷ số giới tính ở nhóm trên độ tuổi lao động là 67 nam/100 nữ.

Nếu xét theo từng địa phương thì dựa vào bảng số liệu ta thấy các xã có tỷ lệ mất cân bằng giới tính rất cao như: Đức Yên, Tùng Ảnh, Đức Thịnh, Đức Lạc, Đức Lâm tỷ số giới tính chưa đến 50 nam/100 nữ, nghĩa thấp hơn mức trung bình của tỷ lệ nam và nữ. Một số xã khác tuy có tỷ số giới tính lớn hơn tuy nhiên vẫn ở mức thấp như: Đức Lập, Đức La, Thị trấn Đức Thọ, Đức Lạng, Đức Long, Đức Dũng, Đức Thủy, Đức Thanh mức chênh lệch nam nữ từ 50 – 70 nam/100 nữ. Và các xã còn lại có tỷ số giới tính cao nhất trong nhóm tuổi trên độ tuổi lao động tuy nhiên vẫn thấp hơn rất nhiều so

với các nhóm tuổi khác, bao gồm các xã: Đức Tùng, Đức Quang, Đức Châu, Trường Sơn, Đức Nhân, Yên Hồ, Thái Yên, Tân Hương, Đức Đồng, Trung Lễ, Bùi Xá, Liên Minh, Đức An, Đức Tùng có tỷ số giới tính nằm trong khoảng 70 – 90 nam/100 nữ.

Một phần của tài liệu Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính (Trang 34 - 37)

w