Tuổi dưới 1 tuổ

Một phần của tài liệu Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính (Trang 25 - 28)

Ở các độ tuổi khác nhau, mức độ chênh lệch giới tính cũng khác nhau. Mỗi địa phương có một tỷ số giới tính nhất định. Và trong các độ tuổi đó thì tỷ số giới tính dưới

Bảng 2.3. Số trẻ sơ sinh phân theo giới tính của huyện Đức Thọ giai đoạn 2008 – 6/2011 (đơn vị: người)

Năm Tổng Số trẻ Nam Nữ 2008 1.102 629 473 2009 1.181 650 531 2010 1.013 543 470 6/2011 571 294 277

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đức Thọ)

Tỷ số giới tính khi sinh cao tại huyện Đức Thọ là một tình trạng đáng báo động, với con số đạt 115 nam/100 nữ (2010). Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Đức Thọ, năm 2008, tỷ số giới tính khi sinh của toàn huyện là 133 nam /100 nữ, năm 2009 là 122 nam/ 100 nữ. Mặc dù tỷ số giới tính khi sinh tại Đức Thọ đang có xu hướng giảm, nhưng tỷ số giới tính vẫn còn cao, không đồng đều giữa thị trấn và các xã và có nhiều biến động tiêu cực theo thời gian.

Nếu tính theo công thức SR = Pm / Pf x 100 (%) (trong đó SR: tỷ số giới tính, Pm: Dân số nam = số trẻ em trai, Pf: Dân số nữ = số trẻ em gái), tỷ số giới tính tại huyện Đức Thọ (kể cả toàn huyện và ở các địa phương) đang rơi vào tình trạng hết sức nghiêm trọng. [Xem phần Phụ lục, mục P4].

Năm 2008, tỷ số giới tính khi sinh cao nhất là ở xã Đức Thịnh với 462 nam/100 nữ. Con số này ở xã Đức Tùng là 300 nam/100 nữ; xã Đức Lạc: 278 nam/100 nữ; xã Đức Hòa, Tân Hương: 267; xã Bùi Xá: 225; xã Đức Vĩnh: 200; xã Đức An: 193; thị trấn Đức Thọ: 192,… Riêng một số xã lại có tỷ số giới tính nam thấp hơn nữ, điển hình có xã Đức Long với 55 nam/100 nữ; xã Đức Lập: 63; xã Đức Yên: 70 nam/100 nữ; xã Trường Sơn: 73; xã Đức Đồng: 79; …[xử lý theo 10]. Điều đó cho thấy sự khác biệt về tỷ số giới tính khi sinh giữa thị trấn và các xã. Có những địa phương thì tỷ lệ nam nhiều hơn nữ, lại có những địa phương nam ít hơn nữ rất nhiều. Chính vì sự khác biệt đó đã làm cho tỷ số

Năm 2009, tỷ số giới tính khi sinh đã có những thay đổi nhất định. Tỷ số giới tính khi sinh đạt cao nhất vượt mức trung bình của huyện là 122 nam/100 nữ, bao gồm các xã: Tân Hương:1000 nam/100 nữ; Bùi Xá: 440; Yên Hồ: 267; Đức Thanh: 222; Trung Lễ và Đức Lập: 200; Đức Hòa: 187;… Ngược lại, các xã Đức Nhân, Trường Sơn, Đức Vĩnh, Đức Lâm, Đức Dũng… lại có tỷ số giới tính nam ít hơn nữ với con số tương ứng là: 62; 69; 75; 79; 89 nam/100 nữ.

Có thể thấy chỉ số giới tính khi sinh là một chỉ số quan trọngđánh giá một cách cụ thể quá trình chênh lệch giới tính về dân số ở địa phương. Chính sách dân số mặc dù đã có những tác động tích cực làm giảm sự gia tăng dân số, tuy nhiên việc quy định số con (kích thước gia đình) đã gây tác động ngược trở lại. Do số con bị hạn chế trong khi đó ở người dân lại tồn tại tâm lý muốn có con trai, từ đó các biện pháp sinh con theo ý muốn được áp dụng một cách triệt để như: chẩn đoán giới tính thai nhi, phá thai do giới tính thai nhi không như mong muốn, sử dụng các tài liệu, sách báo sinh con theo ý muốn, cúng bái, sinh thêm con bất chấp quy định của Nhà nước… Hầu hết các biện pháp sinh con theo ý muốn đều nhằm mục đích sinh con trai.

Hiện tượng sinh con thứ ba trở lên mặc dù có giảm theo thời gian nhưng vẫn còn cao ở Đức Thọ. Năm 2008, số trẻ em là con thứ ba trở lên là 196 trẻ, chiếm 17,8 % tông số trẻ sinh ra. Năm 2009, là 190 trẻ (chiếm 16,1 %); năm 2010 là 157 (chiếm 15,5 %). Tới tháng 6 năm 2011 có 79 trẻ em sinh ra là con thứ ba trở lên, chiếm 13,8 % tổng số trẻ em sinh ra. Các xã có số trẻ em sinh ra là con thứ ba trở lên chiếm tỷ lệ lớn như: Đức Lâm, Trung Lễ, Thái Yên, Đức Yên, Liên Minh, Đức An,… Việc sinh con thứ ba trở lên là nguyên nhân dẫn đến gia tăng tỷ lệ gia tăng tự nhiên và chênh lệch giới tính ở Đức Thọ.

Năm 2010 tỷ số giới tính khi sinh toàn huyện Đức Thọ là 115 nam/100 nữ, cao hơn mức bình thường. Các xã có tỷ số giới tính cao bao gồm: Đức Châu: 300; Đức Lạc: 275; Đức Tùng: 250; Đức Hòa: 229; Đức Đồng: 178; Đức Lạng: 166; Đức Lâm: 162; Đức Quang: 157; Tân Hương:178… Bên cạnh đó, một số địa phương lại có tỷ số giới tính khi

sự chênh lệch giới tính khi sinh có sự khác nhau theo không gian: có địa phương chênh lệch giới tính nam nhiều hơn nữ, có địa phương thì nữ lại chiếm số lượng lớn hơn nam. Nhưng nhìn chung, sự chênh lệch về số lượng nam lớn hơn nữ vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn và phân bố ở nhiều xã.

Tới tháng 6 đầu năm 2011, tỷ số giới tính khi sinh toàn huyện ở mức bình thường là 99 nam/100 nữ. Tuy nhiên tại một số xã lại có mức chênh lệch giới tính ở mức đáng báo động như: Đức Quang: 700 nam/100 nữ; Đức An: 257; Đức Thịnh: 240; các xã Đức Thủy, Bùi Xá và Đức Tùng có ch ngtỷ số giới tính là 200; Đức Thanh: 150… Trong khi đó, một số xã khác lại có tỷ số giới tính thiên về số lượng nữ lớn hơn số lượng nam như: Liên Minh: chỉ có 24 nam/100 nữ; Đức Dũng: 57; Đức Đồng: 60; Thái Yên: 63; Đức Lập: 67; thị trấn Đức Thọ: 70,…

Nhìn chung, tỷ số giới tính khi sinh tại các xã, thị trấn của huyện Đức Thọ thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, ở một số xã tỷ số giới tính vẫn luôn ở mức cao và gần như không thay đổi như: Đức Tùng, Đức Quang, Đức Châu, Bùi Xá, Tùng Ảnh, Đức Thủy, Đức Thịnh, Đức Hòa, Đức Lạc, Đức An, Đức Lạng và Tân Hương. Hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh như trên nếu không được điều chỉnh bằng các biện pháp hợp lý sẽ gây ra những hậu quả lớn về mặt kinh tế - xã hội cũng như đời sống tinh thần của nhân dân trong tương lai.

Thực tế cho thấy, các Chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGD) đã thực sự ảnh hưởng tích cực đến việc giảm gia tăng dân số, tuy nhiên mặt trái mà nó để lại chính là sự mất cân bằng giới tính ở nhiều địa phương hiện nay, điển hình là huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính (Trang 25 - 28)

w