Đánh giá chung về thực trạng chênh lệch giới tính tại huyện Đức Thọ Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính (Trang 37 - 38)

Hà Tĩnh

Như vậy, chênh lệch giới tính không chỉ có sự khác nhau giữa ba nhóm: dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động mà ngay trong mỗi nhóm tuổi lại có sự phân hóa về tỷ số giới tính.

- Sự phân hóa về tỷ số giới tính trong từng nhóm tuổi thể hiện ở sự khác nhau về tỷ số giới tính trong từng độ tuổi, ví dụ ở nhóm trên độ tuổi lại chia thành các nhóm nhỏ hơn như: 60 – 64 tuổi, 64 – 69 tuổi, 70 – 74 tuổi, 75 – 79 tuổi, 80 – 84 tuổi và trên 85 tuổi, trong các nhóm như vậy thì tỷ số giới tính có sự chênh lệch khá lớn.

- Sự phân hóa về tỷ số giới tính còn thể hiện theo không gian, cụ thể là các đơn vị hành chính cấp xã của huyện, điều này thể hiện thông qua các bảng số liệu đã phân tích.

Xét theo từng nhóm tuổi, sự chênh lệch về tỷ số giới tính ảnh hưởng đến cơ cấu giới tính ngay trong toàn huyện đồng thời ảnh hưởng đến cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động của huyện từ đó tác động đến kinh tế của huyện không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn ảnh hưởng trong tương lai.

Xét theo từng địa phương, tỷ lệ chênh lệch giới tính ở các xã lại là cơ sở cho việc xác định các ngành nghề đặc trưng của huyện. Chẳng hạn, ở các xã có nghề cần nhiều sức mạnh thì thì tỷ lệ nam lớn hơn do thu hút phần lớn lao động là nam giới (xã Thái Yên có làng mộc Thái Yên, xã Trường Sơn có nghề đóng tàu thuyền Trường Xuân,…) và ngược lại, các xã có những nghề cần sự khéo léo thì tỷ lệ nữ lại lớn hơn (nghề làm bánh gai ở xã Đức Yên,…), hoặc ở các xã có số lượng nam – nữ xuất khẩu lao động lớn thì tỷ lệ nam nữ lại có sự chênh lệch tùy thuộc vào số lượng người chuyển cư là nữ nhiều hơn hay nam nhiều hơn.

Tỷ lệ chênh lệch giới tính có sự khác nhau theo từng nhóm tuổi (dưới, trong và trên độ tuổi lao động) và theo từng địa phương cụ thể ở huyện Đức Thọ thể hiện sự phân hóa về tỷ số giới tính theo thời gian và không gian. Vì vậy, việc nghiên cứu chênh lệch giới tính theo từng nhóm tuổi và theo từng đơn vị cơ sở của huyện Đức Thọ giúp người nghiên cứu thấy được sự biến động của dân số, sự thay đổi về số lượng nam và số lượng nữ của huyện trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng khu vực cũng như dựa vào một số yếu tố cụ thể nào đó để phân tích nguyên nhân của sự biến động này, đồng thời trên cơ sở những nguyên nhân vừa phân tích được có thể đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm giải quyết một cách có hiệu quả những bất cập trong vấn đề dân số.

Một phần của tài liệu Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính (Trang 37 - 38)