Nhóm tuổi từ 1– 14 tuổ

Một phần của tài liệu Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính (Trang 28 - 32)

Tổng số dân thuộc nhóm tuổi này là 19.514 người, chiếm 18,7% so với tổng số dân toàn huyện tính đến năm 2010. Đây là nhóm tuổi phản ánh rõ nhất sự chênh lệch trong cơ cấu giới của dân số huyện Đức Thọ trong vòng hơn 10 năm cho đến hiện nay. Nhóm tuổi này được chia thành 3 nhóm nhỏ, đó là: nhóm từ 1 – 4 tuổi; nhóm từ 5 – 9 tuổi và

nhóm từ 10 – 14 tuổi. Ở mỗi nhóm có sự khác nhau cả về số lượng và cả về cơ cấu giới. Qua bảng số liệu dưới đây có thấy rõ điều này.

Bảng 2.4. Cơ cấu giới và tỷ số giới tính nhóm tuổi từ 1 – 14 tuổi của huyện Đức Thọ năm 2010 Nhóm tuổi Tổng Nữ (người) Nam (người) Tỷ số giới tính (nam/100 nữ) 1 – 4 3.547 1.588 1.959 123 5 – 9 6.074 2.619 3.455 132 10 – 14 9.893 4.821 5.072 105

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đức Thọ)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng người lớn nhất ở nhóm từ 10 – 14 tuổi và giảm dần đến nhóm 1 – 4 tuổi. Điều này chứng tỏ tỷ lệ gia tăng dân số của huyện Đức Thọ đang có xu hướng ngày càng giảm.

Về cơ cấu giới trong nhóm tuổi này nhìn chung số nam luôn lớn hơn số nữ, đặc biệt trong độ tuổi từ 1 – 9 tuổi sự chênh lệch giữa nam và nữ là rất lớn. Ở nhóm từ 1 – 4 tuổi, có sự chênh lệch giới tính ở mức cao là 123 nam/100 nữ. Sự chênh lệch này còn cao hơn và đáng báo động ở nhóm từ 5 – 9 tuổi: 132 nam/100 nữ. Tuy nhiên, ở nhóm từ 10 – 14 tuổi thì mức chênh lệch giảm xuống còn 105 nam/100 nữ. Như vậy sự chênh lệch giới tính ở nhóm tuổi dưới lao động mà cụ thể hơn là nhóm tuổi từ 1 – 14 tuổi vẫn còn ở mức cao, đáng báo động và có xu hướng giảm trong những năm gần đây nhưng không đáng kể. Sự chênh lệch nam nữ trong các độ tuổi có sự khác nhau rõ rệt. Nhóm từ 1 – 4 tuổi tương đương với số trẻ được sinh ra trong giai đoạn từ năm 2005 – 2009, đây là giai đoạn mà sự chênh lệch giới tính khi sinh còn cao trong phạm vi cả nước, do sự phát triển của kinh tế xã hội, sự phát triển mạnh của các loại hình dịch vụ y tế phuc vụ cho việc khám chữa và chẩn đoán giới tính thai nhi. Nhóm từ 5 – 9 tuổi, tương đương với số trẻ được sinh ra trong giai đoạn từ năm 2000 – 2004, là giai đoạn mà mức chênh lệch giới

sự tác động đồng bộ của nhiều nhân tố: tâm lí người dân muốn sinh con trai; đời sống vật chất được nâng cao; nhu cầu lao động nam trong các làng nghề,…

Bên cạnh sự phân hóa về số lượng và cơ cấu giới chung của toàn huyện thì ở nhóm tuổi từ 1 – 14 tuổi sự chênh lệch nam – nữ còn có sự phân hóa rõ rệt giữa các địa phương trong huyện.

Bảng 2.5: Kết cấu dân số theo giới của nhóm tuổi 1 – 14 tại huyện Đức Thọ

Nhóm tuổi 1 – 4 5 – 9 10 – 14

Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ

Xã Thái Yên 185 108 77 278 163 115 615 313 302 Xã Liên Minh 132 73 59 260 150 110 621 319 302 Xã Đức Yên 126 71 55 285 162 123 559 285 274 Xã Đức An 113 66 47 269 149 120 586 298 288 Xã Đức Lâm 97 57 40 265 154 111 513 366 251 Xã Trung Lễ 89 51 38 221 128 93 315 165 150 Xã Đức Hòa 82 49 33 249 142 107 311 161 150 TT Đức Thọ 84 51 32 263 149 114 635 325 310 Xã Đức Nhân 99 49 50 187 156 131 321 167 154 Xã Trường Sơn 87 46 41 261 149 112 683 351 332

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đức Thọ)

Qua số liệu từ bảng trên, ta thấy trong độ tuổi này ở các xã mức chênh lệch giới tính còn cao, mà sự chênh lệch đó là số nam luôn nhiều hơn số nữ. Ở mỗi độ tuổi, ở mỗi địa phương mức chênh lệch này có sự khác biệt.

* Độ tuổi từ 1 – 4 tuổi:

Đây là độ tuổi có số lượng trẻ em không lớn, do chính sách giảm sinh của địa phương và ý thức của người dân đã được nâng cao về những áp lực do đông con gây nên. Tuy nhiên việc tỷ lệ sinh giảm đồng nghĩa với việc sự lựa chọn giới tính thai nhi

Thái Yên là địa phương có mức chênh lệch giới tính cao nhất 141 nam/100 nữ. Số lượng nam ở xã Thái Yên nhiều hơn số nữ trong độ tuổi này là 31 người. Ngoài ra, còn một số xã có mức chênh lệch giới tính cao như xã Liên Minh 136 nam/100 nữ; xã Đức Lâm 138 nam/100 nữ. Một số xã số lượng nữ lại lớn hơn nam nhưng không nhiều, ví dụ như xã Đức Nhân số nam trong độ tuổi 1 – 4 tuổi ít hơn 1 người so với nữ và tỷ số giới tính là 98 nam/100 nữ; xã Trường Sơn số nam nhiều hơn số nữ là 5 người và tỷ số giới tính là 110 nam/100 nữ gần đạt tới mức bình thường.

* Độ tuổi từ 5 – 9 tuổi:

Đây là độ tuổi có sự chênh lệch nam – nữ cao nhất trong nhóm tuổi từ 1 – 14 tuổi. Sự chênh lệch giới tính chung trong toàn huyện là 132 nam/100 nữ. Trong số 10 xã đã tìm hiểu trên thì các xã Đức Lam, Liên Minh, Thái Yên, Trường Sơn có tỷ số giới tính cao, điều này chứng tỏ tỷ số giới tính thường cao ở các xã có làng nghề cần nhiều lao động nam (làng Mộc ở xã Thái Yên, làng đóng thuyền ở xã Trường Sơn). Ở các địa phương khác, chênh lệch nam nữ vẫn còn cao; thấp nhất là ở Đức Nhân nhưng mức chênh lệch giới tính vẫn vượt mức bình thường 119 nam/100 nữ; Đức An 124 nam/100 nữ,...

Bảng 2.6: Tỷ số giới tính trong độ tuổi 5 – 9 ở một số địa phương tại huyện Đức Thọ

Địa phương Tỷ số giới tính (Nam/100 nữ) Xã Thái Yên 141 Xã Liên Minh 136 Xã Đức Yên 131 Xã Đức An 124 Xã Đức Lâm 138 Xã Trung Lễ 138 Xã Đức Hòa 132 TT Đức Thọ 130

Xã Trường Sơn 133

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đức Thọ)

* Độ tuổi từ 10 – 14:

Ở độ tuổi này có dân số nam nhiều hơn nữ nhưng mức chênh lệch không cao so với hai độ tuổi từ 1 – 4 và 5 – 9. Sự chênh lệch ở nhóm tuổi này không đáng kể, đa số ở các xã, các địa phương cơ cấu giới ở giai đoạn này ở mức bình thường (từ 103 đến 107 nam/100 nữ). Tuy nhiên ở một số xã mức chênh lệch vẫn cao như xã Trung Lễ 110 nam/100 nữ; xã Đức Nhân 108 nam/100 nữ,…

Tóm lại, dân số dưới độ tuổi lao động ở huyện Đức Thọ có mức chênh lệch giới tính còn cao, đa số là nam ở các xã còn chiếm số lượng nhiều hơn nữ và ở mỗi địa phương thì sự chênh lệch này lại có sự khác nhau. Tuy nhiên, tính đến năm 2010 thì xu hướng chung là càng về sau thì mức chênh lệch càng giảm, đỉnh điểm nhất là nhóm tuổi từ 5 – 9 tuổi, đến nhóm tuổi 1 – 4 tuổi đã giảm hơn nhưng vẫn còn cao.

Một phần của tài liệu Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w