Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT ảnh hƣởng đến GDĐĐ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường,gia đình và xã hội (Trang 27 - 29)

1.3.6. Nguyên tắc giáo dục đạo đức

Một trong những yếu tố quan trọng để hoạt động GDĐĐ có thể đạt hiệu quả cao là phải đảm bảo các nguyên tắc GDĐĐ, đó là:

- Phải bảo đảm tính mục đích, tính thống nhất trong toàn bộ hoạt động giáo dục.

- Phải thông qua hoạt động thực tiễn.

- Phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính và đặc điểm riêng của từng học sinh. - Phải phát huy tính tích cực, sáng tạo, khắc phục thiếu sót, nhƣợc điểm. - Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể.

- Giáo dục gắn với đời sống xã hội, thực tiễn của đất nƣớc và địa phƣơng. - Tôn trọng nhân cách và yêu cầu cao đối với học sinh.

- Liên kết nhà trƣờng - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh.

1.4. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT ảnh hƣởng đến GDĐĐ GDĐĐ

Học sinh THPT có độ tuổi thƣờng từ 15 đến 18 tuổi, các em đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể lực, tâm lý, sinh lý, đang ở thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ con sang ngƣời lớn. Đây là thời kỳ các em gia nhập tích cực vào đời sống xã hội và hình thành cơ sở nhân cách của ngƣời công dân trong tƣơng lai. Đặc điểm của sự phát triển nhân cách của họ là sự tự ý thức gắn liền với nhu cầu nhận thức và đánh giá các phẩm chất tâm lý, đạo đức trong nhân cách của mình trên các bình diện mục đích và nguyện vọng cụ thể trong cuộc sống. Sự đánh giá đó không phải là cái đã qua mà là cái hiện tại và tƣơng lai. Nét đặc trƣng của sự phát triển các phẩm chất đạo đức là sự tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 cƣờng vai trò của các niềm tin đạo đức, ý thức đạo đức trong hành vi. Cuộc sống học tập, lao động xã hội trong các tập thể lành mạnh, có yêu cầu cao sẽ có tác dụng tích cực đến các thành viên, ngăn ngừa, hạn chế và cải tạo những yếu tố tiêu cực trong ý thức và hành vi của học sinh. Cũng ở lứa tuổi này, học sinh có nhu cầu mạnh về tình bạn, tình yêu. Họ cũng đang tự xây dựng cho mình những kế hoạch và viễn cảnh cuộc sống của bản thân trong tƣơng lai.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, thông tin trên thế giới và nhất là sự phức tạp của nền kinh tế thị trƣờng dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; kéo theo đó là sự biến đổi về tâm lý, đạo đức của thế hệ trẻ Việt Nam mà chủ yếu là học sinh. Họ có những nét tâm lý - đạo đức nói chung của thế hệ, mang truyền thống của dân tộc, song có cả những nét mới mang dấu ấn của thời đại. Có thể thấy đƣợc ở họ một số đặc điểm nổi bật sau:

- Lứa tuổi giàu ƣớc mơ hoài bão, có khát vọng đƣợc cống hiến, mong muốn đƣợc xã hội ghi nhận. Đa số học sinh có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, có ý chí vƣơn lên trong học tập, chiếm lĩnh tri thức khoa học và có ý thức sẽ tiếp tục học lên cao hơn nữa để tiến thân, lập nghiệp. Đó là ƣớc mơ, nguyện vọng chính đáng, hợp quy luật của tuổi trẻ trong sự phát triển chung của xã hội.

- Lứa tuổi dồi dào về thể lực, trí tuệ, cảm xúc, nhạy bén, sáng tạo, thích tòm tòi cái mới. Học sinh có ý thức học hỏi, có khát vọng tìm đến cái “chân, thiện, mỹ”, mong muốn tự khẳng định bản thân và có ý thức của ngƣời lớn nên tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động văn, thể, mỹ, hoạt động nhân đạo, từ thiện…Lứa tuổi này cũng nhận thức đƣợc các quy tắc, các chuẩn mực đạo đức xã hội, có ý thức chính trị rõ nét, có lý tƣởng và lẽ sống đúng đắn, có ý thức tự học và tu dƣỡng phẩm chất đạo đức. Mặt khác, các em có khả năng giao lƣu phong phú, tự tôn, phóng khoáng, hào hiệp, nhiệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 tình, hăng hái trƣớc những khó khăn, thử thách của cuộc sống.

- Lứa tuổi phát triển tình cảm phong phú: Ở học sinh xuất hiện những tình cảm lớn nhƣ tình cảm dân tộc, quốc gia, nhân loại; có lòng nhân ái, biết sống có nghĩa tình, có ý thức làm việc thiện; tình bạn phát triển mạnh mẽ, tình yêu nam nữ nảy nở.

Bên cạnh những đặc điểm về đạo đức mang tính tích cực của học sinh THPT có thể thấy một số hạn chế: Một bộ phận học sinh định hƣớng chính trị - xã hội còn mờ nhạt, lý tƣởng, niềm tin chƣa vững chắc, ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm công dân chƣa cao, mơ hồ, bàng quan với xung quanh, có xu hƣớng thực dụng, đua đòi chạy theo cái mới, chạy theo thị hiếu tầm thƣờng, dễ bị sa ngã, bị cuốn vào những tiêu cực về đạo đức của xã hội, nhìn nhận và đánh giá con ngƣời, xã hội thƣờng hay siêu hình, cực đoan.

Tóm lại, học sinh ở lứa tuổi này dồi dào về thể lực, phong phú về tinh thần, phức tạp về tính cách và hành vi. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ nhận thức và hiểu biết các phẩm chất đạo đức của nhân cách sâu sắc hơn trƣớc . Hơn nữa, con ngƣời không phải là một thực thể thụ động mà là một chủ thể tích cực. Do đó, việc GDĐĐ cho học sinh ở lứa tuổi này phải căn cứ vào các đặc điểm tâm, sinh lý và đặc điểm đạo đức của họ để xác định phƣơng châm giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần hiểu rằng mỗi cá nhân lại có những đặc điểm riêng về tâm, sinh lý và có vốn sống riêng của mình, cho nên quá trình GDĐĐ cho học sinh, đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý nhƣ học sinh THPT là hết sức phức tạp. Vấn đề là phải có định hƣớng những giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển của xã hội để có hình thức, phƣơng pháp giáo dục đa dạng, biện chứng và thích ứng trong quá trình GDĐĐ cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường,gia đình và xã hội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)