Điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá của địa phƣơng, của gia đình

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường,gia đình và xã hội (Trang 38)

Điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá của địa phƣơng, của gia đình có ảnh hƣởng trực tiếp và sâu sắc tới việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục là vì:

- Điều kiện kinh tế của địa phƣơng cung cấp nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trƣờng, cho học sinh ngồi trên ghế nhà trƣờng. Chính nền tảng kinh tế của địa phƣơng đã tạo nền tảng cho các trƣờng xây dựng trƣờng ra trƣờng, lớp ra lớp. Nền tảng kinh tế của địa phƣơng tốt cũng sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể giáo dục, các thày cô giáo có thời gian và tâm sức dành cho sự nghiệp giáo dục.

- Nền tảng kinh tế gia đình vững chắc, bố mẹ có điều kiện trang bị cho con cái những điều kiện học tập tốt hơn, bố mẹ dành nhiều thời gian quan tâm tới sự học tập và tu dƣỡng của con. Mối quan hệ này dẫn đến sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình một cách tự nhiên, không gò bó.

Môi trƣờng xã hội ổn định, nền tảng gia đình tốt đẹp là điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội.

Các phong trào văn hoá, xã hội địa phƣơng tổ chức tốt sẽ lôi cuốn gia đình và nhà trƣờng tham gia một cách tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp. Chính phong trào “Xây dựng gia đình văn hoá”, “Giữ gìn trật tự an ninh”, “Bảo vệ môi trƣờng xanh, sạch, đẹp”, “Phòng chống các tệ nạn xã hội”,... là điều kiện để GDĐĐ cho học sinh tốt và hiệu quả.

Nhƣ vây, các hoạt động văn hoá tinh thần là môi trƣờng thuận lợi cho sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường,gia đình và xã hội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)