Trên đây là cơ sở lý luận và cơ sở pháp lí cơ bản về đạo đức, quản lí GDĐĐ cho học sinh trong nhà trƣờng và sự phối hợp giữa các lực lƣợng xã hội để quản lý và GDĐĐ cho học sinh THPT. Thực tế đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này, nhƣng đa số tập trung vào nghiên cứu giáo dục và tổ chức phối hợp GDĐĐ cho học sinh chứ ít ngƣời nghiên cứu về quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT nói chung và ở trƣờng THPT Tân Yên 2 nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 và GDĐĐ cho học sinh, khái niệm về quản lý hoạt động phối hợp giữa các lực lƣợng trong xã hội để GDĐĐ cho học sinh THPT.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội. Đạo đức chỉ đƣợc hình thành thông qua quá trình giáo dục, đó là một quá trình lâu dài, liên tục, xen kẽ giữa giáo dục, tự giáo dục, giáo dục lại và mang tính nghệ thuật.
GDĐĐ là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nói chung trong nhà trƣờng. Mục tiêu GDĐĐ trong nhà trƣờng là hình thành nên những phẩm chất đạo đức mới cho học sinh trên cơ sở có nhận thức, tình cảm, thái độ, hành vi đạo đức. Nội dung của GDĐĐ là góp phần hƣớng tới sự phát triển con ngƣời, phát triển nhân cách của từng học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chất lƣợng của GDĐĐ có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng giáo dục của các nhà trƣờng và nhất là với các trƣờng THPT - nơi đào tạo nguồn nhân lực cơ bản cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc. Để thực hiện đƣợc mục tiêu và nội dung GDĐĐ thì mỗi cơ sở giáo dục, mỗi trƣờng học phải áp dụng đƣợc một hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ thích hợp và có hiệu quả.
Tất cả các nội dung nêu trên đều phụ thuộc vào việc phối hợp các tổ chức các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng gồm: nhà trƣờng - gia đình - xã hội tham gia vào hoạt động GDĐĐ cho HS. Muốn đƣa ra đƣợc những biện pháp QL hoạt động GDĐĐ trong mối quan hệ phối hợp các lực lƣợng thì trƣớc tiên cần phải làm sáng tỏ, đánh giá một cách đúng đắn thực trạng các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ trong mối quan hệ phối hợp các lực lƣợng. Chính vì vậy, ở chƣơng 2 của luận văn chúng tôi sẽ tập trung làm rõ thực trạng biện pháp QL hoạt động GDĐĐ HS trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2, tỉnh Bắc Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42
CHƢƠNG 2