3. Đối với xã hộ
3.2.4. Đa dạng hoá các nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THPT Tân Yên
trƣờng THPT Tân Yên 2
3.2.4.1. Mục tiêu
Quá trình giáo dục đạo đức học sinh là một quá trình lâu dài và thông qua nhiều hoạt động: hoạt động dạy và học tại trƣờng, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động chính trị – xã hội, thi tìm hiểu lịch sử, văn hoá, pháp luật, hoạt động thăm quan du lịch, giữ gìn cảnh quan trƣờng lớp xanh – sạch - đẹp tại trƣờng và địa phƣơng nơi học sinh sinh sống.
Có rất nhiều nội dung, nhiều biện pháp, nhiều hoạt động để giáo dục đạo đức cho học sinh dƣới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Chỉ có thông qua những hoạt động giao lƣu thƣờng xuyên mới thúc đẩy đƣợc quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Qua hoạt động các em bộc lộ hết năng lực của mình, từ đó các nhà quản lí có những biện pháp thích hợp nhất để giáo dục đạo đức cho học sinh một cách hợp lí và tối ƣu nhất.
Để có đƣợc những kết quả nhƣ mong muốn thì phải có sự tham gia quản lí, phối hợp chặt chẽ của các lực lƣợng giáo dục. Các hoạt động phải đƣợc nhà trƣờng chỉ đạo chặt chẽ và bố trí thời gian thích hợp để không làm ảnh hƣởng, cản trở hoạt động khác. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhƣ hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thăm quan du lịch, không cản trở đến hoạt động dạy học mà phải góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học, hoạt động không đƣợc tốn kém quá nhiều thời gian, không lãng phí về tiền bạc, vật chất, không tuỳ tiện chạy theo phong trào, hình thức hay chỉ làm cho có đầu việc mà phải có ý nghĩa, mục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 98 đích rõ ràng, phải đƣợc tổ chức chu đáo.
3.2.4.2. Cách thức thực hiện
Họp phụ huynh học sinh hằng năm: Đây là biện pháp đƣợc sử dụng chủ yếu và có hiệu quả của nhà trƣờng. Thƣờng là mỗi năm học có từ hai đến ba lần họp phụ huynh học sinh. Thực tiễn đã cho thấy rằng thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh giáo viên chủ nhiệm có điều kiện để tìm hiểu về hoàn cảnh của gia đình học sinh (nhất là với những học sinh cá biệt). Từ đó tìm ra những biện pháp tốt nhất, tối ƣu nhất động viên đƣợc cha mẹ học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia và đề ra những biện pháp phối hợp với nhà trƣờng nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh đƣợc tốt hơn.
Thăm gia đình học sinh: đây là biện pháp có hiệu quả nhƣng nó đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, có trách nhiệm đối với học sinh, đi sâu, đi sát với học sinh. Qua những buổi thăm gia đình học sinh, giáo viên chủ nhiệm hiểu đƣợc cụ thể hoàn cảnh sống, điều kiện học tập và tu dƣỡng của học sinh, hiểu đƣợc sự giáo dục của gia đình để từ đó kịp thời có những biện pháp hợp lí trong quá trình giáo dục.
Mời cha mẹ học sinh đến trƣờng: Biện pháp này thƣờng đƣợc hiệu trƣởng hay giáo viên chủ nhiệm lớp sử dụng trong trƣờng hợp học sinh vi phạm kỉ luật, vi phạm nội qui nhà trƣờng hay có những vi phạm về đạo đức ở mức độ tƣơng đối nghiêm trọng. Những cuộc gặp gỡ tiếp xúc này mục đích để xây dựng mối liên hệ giữa nhà trƣờng và gia đình một cách tốt đẹp hơn để hƣớng vào một mục đích giáo dục học sinh.
Thông qua sổ liên lạc giữa nhà trƣờng và gia đình: Sổ liên lạc giữa nhà trƣờng và gia đình là phƣơng tiện để trao đổi thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trƣờng. Trong một năm học, giáo viên chủ nhiệm định kì thông báo cho gia đình học sinh biết kết quả học tập, tu dƣỡng đạo đức và các mặt khác của con em họ qua sổ liên lạc. Điều quan trọng là cùng với việc thông báo kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 99 quả học tập và rèn luyện cần phải có những lời nhận xét, đánh giá toàn diện phản ánh những tiến bộ, ƣu khuyết điểm của từng học sinh và những kiến nghị cần thiết với gia đình. Cha mẹ học sinh khi xem xét sổ liên lạc cần ghi rõ ý kiến của mình. Chính sự trao đổi thông tin hai chiều nhƣ vậy sẽ giúp cho cả gia đình và nhà trƣờng thƣờng xuyên và kịp thời thu đƣợc những thông tin cần thiết về học sinh để không ngừng điều chỉnh và hoàn thiện những tác động sƣ phạm, hoàn thiện sự phối hợp quản lí tốt nhất.
Trao đổi qua thƣ từ hoặc gọi điện thoại với cha mẹ học sinh: đây cũng là biện pháp phối hợp tốt nhƣng thƣờng đƣợc sử dụng khi thật cần thiết hoặc đột xuất, đây là hình thức thông tin nhanh để sử lí kịp thời những sự việc cần giải quyết ngay. Hình thức này có tác dụng đặc biệt đối với những học sinh cá biệt.
Qua ban phụ huynh của lớp hay hội cha mẹ học sinh của trƣờng: Hội cha mẹ học sinh do phụ huynh các lớp bầu ra để tƣ vấn hỗ trợ nhà trƣờng và là cầu nối trong việc liên kết những tác động giáo dục của nhà trƣờng với gia đình và xã hội. Nhƣng thực tế hội cha mẹ học sinh chỉ là ngƣời đại diện cho cha mẹ học sinh để ngoại giao với nhà trƣờng chứ hội cha mẹ học sinh chƣa phát huy đƣợc những mặt mạnh của mình trong việc phối hợp với nhà trƣờng để giáo dục đạo đức cho học sinh.
Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trƣờng và kế hoạch đã đƣợc thống nhất với các lực lƣợng giáo dục ngay từ đầy năm học, nhà trƣờng chọn một số chủ đề giáo dục đạo đức gắn với kỉ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, gắn với các phong trào thi đua hay những hoạt động chính trị – xã hội diễn ra tại địa phƣơng. Đồng thời bố trí thời gian thích hợp để có thể kết hợp đƣợc với nhiều đoàn thể, đơn vị trong và ngoài nhà trƣờng tham gia chỉ đạo hoạt động của học sinh cả chiều sâu và chiều rộng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 100 lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng, kết hợp với gia đình tập trung GD học sinh lòng kính trọng, lễ phép, biết ơn các thày, cô giáo, giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc thể hiện bằng hành động vƣơn lên học tập và rèn luyện tốt hơn.
Nhân dịp kỉ niệm này thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội quốc phòng toàn dân 22/12 với chủ đề giáo dục: Noi gƣơng anh bộ đội cụ hồ, sinh hoạt “tiếp lửa truyền thống”, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật của bộ đội cụ Hồ,… Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm các lớp phối hợp với xã đội trƣởng, hội cựu chiến binh xã, hội phụ huynh học sinh tổ chức nói chuyện truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt nam, về những tấm gƣơng của các anh hùng liệt sĩ, đặc biệt là các anh hùng trẻ tuổi, tổ chức và tích cực tham gia các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, nhằm giáo dục truyền thống yêu nƣớc đánh giặc ngoại sâm của dân tộc.
Những ngày lễ lớn khác nhƣ: kỉ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt nam 3/2, Ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3, ngày sinh nhật Bác 19/5,… cũng sẽ huy động đƣợc nhiều tổ chức, nhiều lực lƣợng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh.
Nhà trƣờng cũng cần phối hợp với các tổ chức, các lực lƣợng ngoài xã hội nhƣ: ban tuyên giáo huyện uỷ, cán bộ văn hoá xã, Xã Đoàn, huyện Đoàn, tỉnh Đoàn và các đoàn thể xã hội khác để tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao,… thông qua các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về đất nƣớc, về Bác Hồ, về lịch sử Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức diễn đàn “tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích”; tổ chức cuộc thi “Tài trí trẻ” trong đối tƣợng đoàn viên,… tạo sân chơi rộng rãi, bổ ích với sự tham gia của nhiều lực lƣợng giáo dục trong nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 101 trƣờng.
Đồng thời với các hoạt động giáo dục theo các chủ đề lớn, Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên, kết hợp với công an xã, công an huyện, phòng văn hoá huyện tổ chức chiếu phim về chủ đề phòng chống HIV/AIDS, phòng chống các tệ nạn xã hội nhƣ: phòng chống ma tuý, cờ bạc, phòng chống tai nạn giao thông,…
Phát động trong học sinh cuộc thi viết tiểu phẩm, sáng tác thơ ca, vẽ tranh về phòng chống các tệ nạn xã hội, các thói hƣ tật xấu trong đạo đức của học sinh.
Kết hợp với Đoàn trƣờng, giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh để giáo dục học sinh hƣ, học sinh cá biệt vi phạm đạo đức, lôi cuốn các em vào hoạt động của lớp, của Đoàn,…
Kết hợp với đoàn thể, chính quyền địa phƣơng tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động chính trị – xã hội ở địa phƣơng nhƣ dự mít tinh, cổ động nhân các ngày bầu cử, các ngày lễ lớn, hay các hoạt động quyên góp nhân đạo,..
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện
Để những hoạt động trên đạt hiệu quả, Ban giám hiệu nhà trƣờng cần nghiên cứu, nắm vững các chủ trƣơng của Đảng, nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng; nghiên cứu, tìm hiểu tâm lí, nguyện vọng của học sinh và căn cứ vào điều kiện cụ thể trong năm học của nhà trƣờng để lựa chọn loại hình hoạt động thích hợp, lựa chọn các lực lƣợng giáo dục tham gia tổ chức phối hợp giáo dục đạo đức học sinh.
Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, phƣơng tiện, kinh phí của nhà trƣờng để có thể huy động thêm nguồn hỗ trợ của các đơn vị kinh tế, đơn vị sự nghiệp đóng trên địa bàn để tạo thêm nguồn kinh phí hoạt động và các điều kiện cần thiết cho hoạt động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 102 Trong quá trình thực hiện chƣơng trình hoạt động thƣờng xuyên hội ý ban chỉ đạo, nắm bắt tình hình, giải quyết các vấn đề phát sinh, kiểm tra chặt chẽ; tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức hoạt động kịp thời làm công tác khen thƣởng, động viên, kiểm điểm rút ra bài học kinh nghiệm.