28 46.7 10 Tổng hợp các số liệu trong bảng thống kê ở trên, chúng tôi nhận thấy
2.4. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng,
giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 – Bắc Giang
2.4.1. Mặt mạnh
Đa số học sinh trƣờng THPT Tân Yên 2 có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực đạo đức, trong đó chuẩn mực đạo đức truyền thống giữ vai trò nền tảng; đó là lòng nhân ái, yêu quê hƣơng đất nƣớc, quí trọng tình cảm gia đình, thày cô, sẵn sàng giúp đỡ ngƣời khác, biết kính trên nhƣờng dƣới, có ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện các qui định của cộng đồng. Các em đã vƣơn lên tự khẳng định mình trong học tập và trong cuộc sống, có lối sống lành mạnh, ham học hỏi, có hoài bão, có ƣớc mơ cao đẹp. Nhiều học sinh nỗ lực phấn đấu, không ngừng rèn luyện để nâng cao phẩm chất, nhân cách, năng lực để trở thành ngƣời học sinh toàn diện về đức – trí – thể – mĩ.
Ban giám hiệu đã quan tâm và có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, đã có những biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhà trƣờng đã tổ chức nhiều hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh với nội phù hợp thông qua các buổi mít tinh kỉ niệm các ngày lễ lớn, tổ chức giao lƣu, thi tìm hiểu, thăm quan, giáo dục pháp luật, ý thức công dân, giáo dục kĩ năng sống, phòng chống các tệ nạn xã hội, nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt,… Thành lập câu lạc bộ tƣ vấn kĩ năng sống cho học sinh, câu lạc bộ Toán học, câu lạc bộ Văn học, câu lạc bộ thể dục thể thao,… đã thu hút nhiều học sinh tham gia và thực sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70 trở thành hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả.
2.4.2. Mặt yếu
Những năm gần đây, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và của trƣờng THPT Tân Yên 2 – Bắc Giang nói riêng vẫn còn nhiều bất cập. Vẫn còn nhiều giáo viên khi lên lớp chủ yếu dạy kiến thức, làm sao truyền thụ hết nội dung kiến thức trong bài học mà ít quan tâm đến việc liên hệ thực tế, quan tâm đến giáo dục, rèn luyện kĩ năng cho học sinh, coi nhẹ ý thức tổ chức kỉ luật, thái độ, thói quen, hành vi của học sinh. Ngay trong đối trƣợng học sinh có một bộ phận không nhỏ học sinh chơi bời hƣ hỏng, lƣời học, vô lễ với thày cô giáo, vi phạm nội qui nhà trƣờng, tham gia vào các tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, lô đề,…
Các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh nhìn chung còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu là các bài giáo huấn về nội qui nhà trƣờng, về kỉ cƣơng nề nếp. Chƣa có kế hoạch cụ thể và hiệu quả để thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nên kết quả chƣa đạt nhƣ mong muốn.
Sự phối hợp các lực lƣợng giáo dục, đặc biệt là nhà trƣờng với gia đình học sinh, các tổ chức và lực lƣợng ngoài xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh còn yếu, chƣa đồng bộ, thiếu nhất quán, thƣờng chỉ mang nặng tính hành chính, kém hiệu lực.
Hơn thế nữa việc kiểm tra đánh giá không đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, việc khen thƣởng, kỉ luật chƣa đủ mạnh để động viên khuyến khích mọi lực lƣợng xã hội cùng tham gia.