Huyện Phú Lƣơng trong thời kì đổi mới đất nƣớc 1 Bối cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 31 - 32)

2.1.1 Bối cảnh lịch sử

Cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có năm 1973, kéo theo cuộc khủng hoảng chung của toàn thế giới, đặt ra cho toàn thể nhân loại những vấn đề bức thiết phải giải quyết như: sự bùng nổ dân số, hiểm họa vơi cạn dần những nguồn nhiên liệu cung cấp sự sống cho con người, đặt ra yêu cầu phải đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội trước sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, và sự giao lưu hợp tác quốc tế ngày càng cao.

Trong khi các nước tư bản đang đẩy mạnh phát triển cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nhằm thoát khỏi khủng hoảng thì những nhà lãnh đạo Liên Xô và Đông Âu lại cho rằng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu tác động của cuộc khủng hoảng, do đó chậm thích ứng, chậm sửa đổi. Những hiện tượng thiếu dân chủ, thiếu công bằng xã hội, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tệ quan liêu độc đoán đã gây nên sự bất mãn trong nhân dân, làm đất nước dần lâm vào “trì trệ”. Năm 1985, Liên Xô tiến hành cải tổ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, xây dựng một chủ nghĩa xã hội dân chủ nhân văn đúng như bản chất của nó. Nhưng do những thiếu sót, sai lầm trước đây và những sai lầm trong cải tổ đã làm Liên Xô lâm vào khủng khoảng trầm trọng hơn. Cuộc khủng hoảng đã dẫn đến sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và Đông Âu. Điều này đã tác động rất lớn đến nước ta.

Trải qua 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội, từ năm 1976 đến năm 1985, nước ta đã đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng kể trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng bên cạnh đó ta cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém do sai lầm khuyết điểm gây ra. Khó khăn của ta trong quá trình đi lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chủ nghĩa xã hội ngày càng lớn làm cho đất nước từ giữa những năm 1980 lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế xã hội. Tốc độ phát triển kinh tế chậm lại, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đều không đạt kế hoạch. Lương thực, thực phẩm, hàng hóa vật tư ngày càng khan hiếm. Lạm phát ở mức độ “phi mã”. Về mặt xã hội, nẩy sinh nhiều vấn đề bức xúc. Trong bối cảnh đó, nguồn trợ giúp kinh tế từ các nước Xã hội chủ nghĩa giảm dần. Mỹ xiết chặt vòng vây, cấm vận Việt Nam, làm cho kinh tế - xã hội ngày càng trở nên gay gắt, đời sống của các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Đứng trước những diễn biến mới của tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta đã triệu tập Đại hội toàn quốc lần thứ VI họp từ 15 đến ngày 18/12/1986 tại Hà Nội. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đại hội đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước; chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm, nguyên nhân khách quan, chủ quan và rút ra bài học kinh nghiệm lớn. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra đường lối đổi mới, coi “ đổi mới là vấn đề sống còn của Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12/1986) là cái mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đất nước sang thời kì đổi mới” [33,tr.454]

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 31 - 32)