Thu nhập đời sống

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 86 - 89)

B Tổng sử dụng vốn(DN) 34,361 46,666 56,555 65,839 58,

3.4Thu nhập đời sống

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI là đại hội mở đầu cho sự nghiệp đổi mới của Phú Lương. Với mục tiêu “Ra sức phát triển sản xuất nông - lâm - công nghiệp một cách toàn diện, ổn định và từng bước cải thiện đời sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhân dân” [6,tr.223]. Tuy nhiên, do những bất cập trong quá trình triển khai chỉ thị 100 của Ban bí thư Trưng ương Đảng, thời tiết hạn hán, sâu bệnh, nên liên tục trong hai năm 1986, 1987, sản lượng lương thực giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng thiếu đói nghiêm trọng trên toàn huyện. Trên địa bàn huyện có 51.789 nhân khẩu thiếu, đói (66%), trong đó có 12.328 người ở diện thiếu, đói gay gắt [6,tr.225]. Tình trạng trên đã dẫn đến sự bất ổn định về tình hình xã hội trong huyện, xẩy ra hiện tượng nhiều gia đình phải bán lúa non lấy tiền mua gạo, ăn rau, ăn măng thay cơm, ăn độn khoai, sắn. Đối với cán bộ công nhân viên và những người hưởng lương, tình trạng chậm gạo, chậm lương đã gây cho nhiều gia đình phải chạy vạy vất vả, tâm trạng bi quan, lo lắng. Do đó, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu qủa công tác.

Bước sang đầu những năm 90, trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước, thiên tai liên tiếp xẩy ra làm cho đời sống của nhân dân trong huyện gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng tranh chấp đất đai đòi lại “ruộng đất ông, cha” trong huyện đã làm giảm năng suất, sản lượng lúa, diện tích đất hoang hóa lớn. Năm 1990, tổng sản lượng quy thóc chỉ còn 20.045 tấn, bằng 76,2% [6,tr.236], tình trạng thiếu đói xuất hiện trở lại.

Vận dụng đúng đắn, sáng tạo các chủ trương chính sách của Trung ương, Tỉnh, Đảng bộ huyện Phú Lương với tư tưởng khắc phục khó khăn, vươn lên chiến thắng đói nghèo, đã có những bước tiến trên các lĩnh vực kinh tế. Tổng thu ngân sách năm 1993 đạt trên 4 tỷ đồng, tăng 87,04% so với 1992, vượt kế hoạch 18,91%. Kho bạc nhà nước đã đảm bảo cơ bản nhu cầu tiền mặt trên địa bàn huyện. Đời sống nhân dân được nâng lên, số hộ giầu ngày càng tăng thêm, số hộ đói nghèo giảm rõ rệt. Trong năm 1993, số hộ trung bình và khá chiếm tỷ lệ 74,1% (trong đó khá và giàu khoảng 10%), số hộ nghèo khó chiếm 18,8%. So với năm 1991 trở về trước số hộ thiếu đói khi giáp hạt đã được thu hẹp lại (hiện còn khoảng 10%) diện hộ thiếu đói triền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

miên chỉ còn khoảng 1 - 2 % [48,tr.3]. Việc cho nông dân vay vốn phát triển kinh tế được tiến hành có hiệu quả. Cho người nghèo vay với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn, không gây phiền hà, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

Với chủ trương xóa bỏ vườn tạp, trồng các các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: vải, nhãn, na…phát triển, mở rộng diện tích trồng chè; chăn nuôi, xây dựng hệ thống VAC, là mục tiêu để xóa đói, giảm nghèo. GDP bình quân đầu người năm 1999 đạt 1870 ngàn đồng bằng 80% mức chung của cả tỉnh (2334 ngàn đồng). Lương thực bình quân đầu người là 272 kg, tỷ lệ đói nghèo là 13,7% (bình quân toàn tỉnh 10,3%) [97,tr.11].

Trong 5 năm (1996 - 2000), diện tích trồng các cây ăn quả không ngừng tăng lên. Đàn trâu, bò năm 2000 đã tăng 700 con so với năm 1996, đàn lợn tăng gần 4000 con. Đến năm 2000, toàn huyện có khoảng 50 hộ phát triển mô hình trang trại, với diện tích từ 2 đến 10 ha, thu nhập bình quân từ 20 đến 70 triệu đồng/năm.

Nhờ kinh tế phát triển đã làm thay đổi bộ mặt của huyện, hệ thống chợ phát triển, mạng lưới dịch vụ được mở rộng, hàng hóa trên thị trường phong phú đa dạng. Hệ thống đường giao thông được xây dựng, cải tạo tạo lên thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế. Tính đến năm 2000, toàn huyện có 650 km đường liên xóm, 90 km đường liên xã; có 12 xã và thị trấn, gồm 15.641 hộ (chiếm 705% tổng số hộ) được sử dụng điện lưới quốc gia [6,tr.271].

Trong 5 năm từ 2000 - 2005, tỷ lệ hộ nghèo từ 12,3% giảm xuống còn 4,03% [92,tr.9]. Các nhu cầu ăn, ở, học hành, phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn…đều được cải thiện. Đến hết năm 2005, toàn huyện có 3.920 máy điện thoại, đạt tỷ lệ 3,7 máy/100 dân [92,tr.6].

Những kết quả đạt được minh chứng cho quá trình đổi mới kinh tế ở huyện Phú Lương, đã tạo cho người dân ra sức làm giàu cho gia đình và xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hội, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện không ngừng được nâng lên.

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 86 - 89)