B Tổng sử dụng vốn(DN) 34,361 46,666 56,555 65,839 58,
3.5 Thực hiện các chính sách xã hộ
Quán triệt quan điểm của Đảng là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với công bằng xã hội, Đảng bộ, chính quyền huyện Phú Lương, luôn quan tâm đến việc thực hiện các chính sách xã hội.
Phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ các gia đình có công với nước, giúp đỡ các gia đình nghèo, xây nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, được phát động rộng rãi trong nhân dân và mang tính xã hội cao. Chỉ trong vòng 5 năm từ 1991 - 1995, toàn huyện đã đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng vào việc xây dựng nhà tình nghĩa cho đối tượng thương binh và gia đình liệt sỹ, tặng 228 sổ tình nghĩa với tổng số trên 22 triệu đồng (tuy mỗi sổ trị giá không nhiều chỉ khoảng 100.000 đồng nhưng có tác dụng động viên tinh thần); đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng Nghĩa trang liệt sỹ và Đài tưởng niệm [6,tr.257]. Năm 2000, xây dựng quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 32 triệu đồng, trao tặng 2 nhà tình nghĩa trị giá 31 triệu đồng. Chi trả cho 9 lão thành cách mạng tiền hỗ trợ cải thiện nhà ở là 450 triệu đồng. Trợ cấp thường xuyên và đột xuất cho các đối tượng 195 triệu đồng. Tổng kinh phí chi cho đối chính sách xã hội là 3053 triệu đồng [87,tr.6].
Huyện luôn kịp thời thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách nhân dịp lễ, tết. Trong năm 2002, huyện đã xây dựng được 7 nhà tình nghĩa, 2 nhà nhân đạo, cho các đối tượng thương binh, gia đình liệt sỹ, người nghèo không nơi nương tựa bằng các nguồn kinh phí cấp từ các cấp, các ngành, các đơn vị và nhân dân giúp đỡ; giải quyết trợ cấp thường xuyên và đột xuất kịp thời cho các hộ gia đình khó khăn, hoạn nạn, với tổng số tiền là 219 triệu đồng [62,tr.5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm 2005, huyện đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà với người có công, thương binh, gia đình liệt sỹ, nhân dịp lễ tết, với tổng số tiền 129 triệu đồng; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà nhân đạo cho đối tượng trị giá trên 300 triệu đồng; quỹ Đền ơn đáp nghĩa thu được 97.923.000 đồng. Phòng Thương binh - Lao động, Mặt trận Tổ quốc và Hội chữ thập đỏ đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các xã, thị trấn, huy động nguồn vốn xây dựng 7 nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách, 42 nhà Nhân đạo và Đại đoàn kết, giúp 25 hộ có hoàn cảnh khó khăn sửa chữa nhà [ 92,tr.9].
Hội Chữ thập đỏ huyện đã phát huy được vai trò là hạt nhân trong các hoạt động nhân đạo và từ thiện. Tổ chức Hội ngày càng được củng cố và mở rộng, 100% các xã, thị trấn, các trường trong huyện có hội cơ sở, 40/44 nhà trường có chi hội. Các hoạt động cứu trợ, thăm hỏi, giúp đỡ, công tác tuyên truyền vận động của hội đã huy động được các thành phần và mọi tầng lớp nhân dân tham gia, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc giảm bớt đau thương và thiệt thòi cho các đối tượng là nạn nhân chiến tranh, các trường hợp khó khăn, hoạn nạn. Sau trận lũ lụt lịch sử vào tháng 7 năm 2001, huyện đã tổ chức giúp đỡ và tặng quà cho gần 800 đối tượng, trị giá trên 60 triệu đồng (số tiền không nhiều nhưng có giá trị động viên tinh thần), trao gần 7500 kg gạo cứu trợ cho các gia đình bị thiệt hại do lũ lụt gây ra [88,tr.9].
Công tác từ thiện với trẻ em tàn tật, trẻ em bị ảnh hưởng do chất độc chiến tranh, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tiến hành kịp thời và có hiệu quả. Trong năm 2002, huyện đã trợ giúp động viên bằng các hình thức như: trao học bổng, thăm hỏi, tặng quà cho 301 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học giỏi; phối hợp tổ chức phẫu thuật miễn phí cho 48 cháu mắc các dị tật bẩm sinh [89,tr.8].
Năm 2005, tiến hành các đợt phẫu thuật phục hồi chức năng cho 15 trẻ em bị khuyết tật, triển khai dự án vay vốn phát triển chăn nuôi cho 10 em
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghèo với tổng số vốn là 21.000.000 đồng. Thu quỹ Bảo trợ trẻ em được 37.307.000 đồng. Thăm hỏi động viên các cháu trong dịp tết Trung thu, ngày 1 - 6, trao học bổng cho 95 em nghèo vượt khó với số tiền là 21.600.000 đồng [92,tr.9].
Việc thực hiện xóa đói giảm nghèo cũng được coi là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên. Đảng bộ huyện đã đề ra các chủ trương, biện pháp tích cực để xóa đói giảm nghèo với các chương trình, mục tiêu cụ thể, được triển khai một cách đồng bộ. Thực hiện đề án xuất khẩu lao động của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, huyện đã tổ chức xuất khẩu lao động cho hàng nghìn người. Chỉ đạo các cơ quan chức năng lập danh sách các hộ nghèo, tạo điều kiện cho 100% người nghèo có nhu cầu, vay vốn để sản xuất. Nhờ đó, đã góp phần ổn định đời sống của nhân dân.
Nhờ có sự chỉ đạo kịp thời sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, sự phối hợp của các cơ quan ban ngành và quần chúng nhân dân mà việc thực hiện các chính sách xã hội đạt đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, giúp đỡ và cải thiện đời sống của các gia đình chính sách và những người có hoàn cảnh khó khăn.