Trong lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 47 - 50)

Với việc xác định thế mạnh chính để phát triển kinh tế của huyện là Nông - Lâm nghiệp, huyện đã có nhiều chủ trương chính sách phát triển ngành lâm nghiệp. Năm 1986, trồng rừng được 183 ha, chăm sóc 440 ha, khoanh nuôi rừng 103 ha/300 ha, gieo ươm cây con vụ đông 800.000 [37,tr.2]. Củng cố việc giao đất, giao rừng ở ba xã Ôn Lương, Hợp Thành và Phủ Lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năm 1987, tệ phát rừng làm nương rẫy và nạn cháy rừng đã giảm đáng kể so với các năm trước. Diện tích trồng rừng tập trung đạt 240 ha bằng 96% kế hoạch, trong đó quốc doanh thực hiện 190 ha, hợp tác xã 50 ha [38,tr.2]. Công tác định canh định cư và xây dựng kinh tế đi vào củng cố, đưa hợp tác xã Hà Mỗ (đồng bào Dao, xã Yên Ninh) chuyển sang làm nghề rừng, giúp đỡ hợp tác xã Yên Phú (xã Phấn Mễ) khai hoang trồng trên 15 ha chè mới.

Đầu năm 1989, Phú Lương đã căn bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho tập thể và gia đình quản lý. Mô hình kinh tế Nông - Lâm kết hợp được triển khai và đem lại hiệu quả cao, tiêu biểu ở hợp tác xã Tức Tranh. Đến năm 1990, toàn huyện đã trồng được 966 ha rừng tập trung, trong đó có 878 ha rừng trồng theo dự án PAM. Hàng năm, nhân dân trong huyện còn trồng được trên 300.000 cây các loại [6,tr.228]. Tuy nhiên, việc khai thác và chế biến, tiêu thụ chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, sản lượng gỗ tròn khai thác năm 1987 là 2040m3

năm 1989 đã giảm xuống còn 990m3. Công tác quản lý rừng chưa chặt chẽ, nguồn gỗ quý hiếm còn thất thoát lớn, rừng chưa trở thành thế mạnh của huyện. Để khắc phục tình hình trên, một trong những biện pháp chính là vận động đồng bào định canh định cư. Trong năm 1991, huyện đã vận động được 22 hộ đồng bào H’Mông từ Quảng Chu ra Động Đạt. Mặc dù vậy, do cuộc sống còn còn nhiều khó khăn, thiếu ruộng đất canh tác, thiếu lương thực nên một số đồng bào đã quay trở lại cuộc sống du canh du cư.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ trọng tâm của ngành lâm nghiệp trong giai đoạn này là tái tạo rừng bằng cách khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng và làm giàu vốn rừng. Trước mắt, tiếp tục làm tốt việc giao đất, giao rừng, cấp sổ lâm bạ đến từng đơn vị quốc doanh, hợp tác xã và hộ gia đình để đảm bảo yêu cầu quản lý, kinh doanh rừng lâu dài...Tăng cường quản lý lâm sản quý hiếm, phát triển kinh tế đồi rừng...” [6,tr.247]. Nhờ có chủ trương đúng đắn, sự đoàn kết, ủng hộ của nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong huyện mà công tác lâm nghiệp có nhiều tiến bộ. Từ năm 1991 đến năm 1995, huyện đã khoanh nuôi, bảo vệ gần 5700 ha rừng, giao gần 10.000 ha đất rừng cho các hộ quản lý, tổ chức trồng mới gần 4000 ha rừng các loại [6,tr.251]. Kinh tế rừng với việc trồng các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả đã đem lại ích kinh tế cao, nhiều hộ nông dân đã giàu lên nhanh chóng.

Thực hiện mười năm đổi mới (1986-1995), bộ mặt Phú Lương đã có nhiều thay đổi rõ rệt, từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng bộ huyện luôn xác định nông - lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo. Tình trạng đốt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép đã được ngăn chặn, phong trào phát động nhân dân trồng cây gây rừng được triển khai rộng rãi.

Năm 2000, công tác quản lý bảo vệ rừng tiếp tục được kiện toàn và đi vào nền nếp, thành lập được 15 ban quản lý bảo vệ rừng ở xã, thị trấn, xây dựng 220 tổ, đội quản lý bảo vệ rừng của các xóm, bản. Tiến hành đo giao 1.016,5 ha đất lâm nghiệp, hoàn chỉnh hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 1570 hộ tại 11 xã [87,tr.2]

Trong năm 2001, các ngành chức năng của huyện đã cấp giấy phép khai thác được 1817,72 m3

gỗ các loại và 21 tấn nguyên liệu giấy, gỗ vườn rừng và gỗ vườn nhà là 1.264 m3

. Khai thác rừng PAM được 553,82m3 [88,tr.2]. Công tác diễn tập phòng cháy chữa cháy luôn được thực hiện tốt. Năm 2005, hạt kiểm lâm huyện đã phối hợp với các ngành các cấp tuyên truyền trực tiếp cho 23.068 lượt người các qui định về bảo vệ và phát triển rừng.

Nhờ thực hiện tốt các Chương trình 327, Dự án 661, diện tích trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ tốt, độ che phủ cao. Về cơ bản, huyện Phú Lương không còn hiện tượng phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. Tuy nhiên, tình trạng khai thác chế biến, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn xẩy ra. Năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2000, đã xử lý 172 vụ, thu nộp ngân sách 84.237.00 đồng tiền phạt [87,tr.2]. Năm 2004, giảm xuống còn 62 vụ, và sang năm 2005, chỉ còn 27 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 91.642.000 đồng [92,tr.2].

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 47 - 50)