Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 50 - 54)

Chuyển sang giai đoạn cơ chế thị trường, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được các cấp chính quyền huyện quan tâm, đầu tư nên đã nhanh chóng chuyển sang cơ chế mới. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Phú Lương chia thành hai khối: Khối các xí nghiệp do Trung ương và Tỉnh quản lý, tập trung phần lớn vào các ngành khai thác khoáng sản, khai thác và chế biến vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến nông, lâm sản. Khối do huyện quản lý gồm các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, xay xát lương thực, chế biến chè, cơ khí, gò hàn…

Trong giai đoạn đầu của thời kì đổi mới, ngành tiểu thủ công nghiệp gặp nhiều khó khăn, mặt hàng ít, chưa tương xứng với tiềm năng nhiên liệu sẵn có của địa phương. Mặt hàng chủ yếu là các loại mây, tre đan, mành cọ. Năm 1986, mành cọ đạt 47.913 m2, mành nứa 3.912m2, tăm mành 13 tấn, chảo gang 888 cái, gạch nung 13 triệu viên, ngói 50 vạn viên, than 1.500 tấn [40,tr.2]. Sang năm 1987, tốc độ phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vẫn chậm. Đó là do khó khăn lớn của các xí nghiệp quốc doanh và sản xuất tiểu thủ công nghiệp lúng túng khi chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế mới.

Những năm đầu của thập kỷ 90, chương trình xuất khẩu các mặt hàng sang Liên Xô và Đông Âu gặp nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất tiểu thủ công nghiệp của huyện. Trừ các ngành như may mặc, sản xuất gạch, ngói…vẫn duy trì còn các mặt hàng khác như chổi chít, mành cọ…hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, dẫn đến nhiều hợp tác xã phải giải thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vì vậy, các đơn vị kinh tế quốc doanh được sắp xếp lại bộ máy, tinh giảm biên chế. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh dưới hình thức hộ gia đình.

Từ năm 1991 đến năm 1995, ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển mạnh do nhu cầu xây dựng ngày càng tăng. Gạch làng Phan không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà còn sang các tỉnh khác bởi chất lượng bền, đẹp. Sản lượng gạch sản xuất không ngừng tăng tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động của địa phương. Mười năm đổi mới (1986 - 1995), được sự quan tâm của Tỉnh và Trung ương, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển ở một số lĩnh vực như: sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, chế biến chè, chế biến gỗ…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.6: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp 1995-1999

1995 4.90% 0.00% 4.90% 0.00% 62.40% 2.70% 8.90% 1997 7.70% 0.00% 44.70% 4.10% 6.40% 1999 6.30% 44.20% 5.20% 0.60% 0.80% Thực phẩm và đồ uống May mặc Sn xuất sn phẩm bằng da Chế biến gỗ, lâm sản

Sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại Sản xuất sản phẩm từ kim loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua biểu đồ cơ cấu cấu kinh tế công nghiệp trên, có thể thấy rằng ngành chế biến gỗ, lâm sản đã có sự tăng trưởng vượt bậc, nếu năm 1995 chỉ chiếm 2,7% tỷ trọng phát triển, thì năm 1999 đã tăng lên 44,20% do thị trường được mở rộng, nhu cầu của nhân dân tăng cao. Ngược lại, thì ngành sản xuất sản phẩm bằng da lại giảm sút nghiêm trọng nguyên nhân chính là do không có sự đầu tư về cơ sở vật chất, sản phẩm làm ra nghèo nàn về chủng loại, kém về chất lượng nên khó tiêu thụ.

Năm 1999, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 87,6 tỷ đồng, năm 2000 ước khoảng 90,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do huyện quản lý còn nhỏ bé về quy mô và tỷ trọng. Toàn huyện có khoảng 390 cơ sở sản xuất, bình quân 2 - 3 lao động /cơ sở [97,tr.7].

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng được mở rộng về quy mô, đa dạng về ngành nghề, thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người lao động.

Năm 2002, các đơn vị công nghiệp của tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn vẫn chủ yếu là khai thác khoáng sản, chế biến chè. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp lớn vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng qui mô phát triển như: Công ty chè Phú Lương, các doanh nghiệp tư nhân như Phúc Thái, Bảo Sơn…Tính hết năm 2002, toàn huyện có 450 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuất đạt 22.064 triệu đồng [89,tr.6].

Năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn 31,8 tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch huyện. Sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 19.727 triệu đồng, tăng 19.9% so với năm 2003 [94,tr.5].

Bước sang năm 2005, giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn 40 tỷ [95,tr.5]. Tiếp tục hoàn thiện qui hoạch các khu công nghiệp: trình duyệt khu công nghiệp Tân Hòa, Phấn Mễ, tiến hành cắm mốc khu công nghiệp Sơn Cẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công ty than Khánh Hòa là cơ sở công nghiệp lớn nhất đóng trên địa bàn huyện. Than Khánh Hòa cung cấp cho sản xuất xi măng và chạy nhà máy điện Cao Ngạn, cung cấp nhu cầu về sản xuất và công nghiệp dân sinh khác. Năm 1991, công ty sản xuất được 110 nghìn tấn, năm 2005, đã tăng lên gần 600 nghìn tấn [65,tr.5]. Với những thành tích đã đạt, năm 2005 công ty đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Với việc phát triển đa dạng về qui mô, ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, việc sử dụng máy cơ khí vào sản xuất thay thế con người đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, qua đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả huyện. Trong những năm tới, huyện cần chỉ đạo tiếp tục khai thác, tận dụng nguồn nguyên vật liệu của địa phương, đẩy mạnh phát triển những ngành là thế mạnh của huyện. Hình thành các khu công nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 50 - 54)