CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LƢƠNG TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 2005)

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 70 - 71)

B Tổng sử dụng vốn(DN) 34,361 46,666 56,555 65,839 58,

CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LƢƠNG TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 2005)

TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2005)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) chỉ rõ: Khoa học và công nghệ, Giáo dục và đào tạo là vấn đề quan trọng nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ phải được quan tâm đầu tư phát triển. Chú trọng nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các thành tựu khoa học và công nghệ của nhân loại để góp phần vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người.

Mục tiêu của chính sách xã hội phải thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Phát triển kinh tế là cơ sở và là tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội. Thực hiện tốt các chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Như vậy, khi nền kinh tế phát triển sẽ tạo cơ sở cho các mặt văn hóa, đời sống xã hội ổn định, phát triển, ngược lại khi xã hội ổn định sẽ trở thành động lực thúc đẩy, duy trì đảm bảo tính bền vững cho kinh tế phát triển nhanh chóng [33,tr.455].

Xuất phát từ cơ sở quan điểm nói trên của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Thái lần thứ V vòng 1 (11/1986) đã khẳng định: “Sự nghiệp văn hóa, xã hội vừa trực tiếp xây dựng con người mới và nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, vừa thúc đẩy kinh tế”.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V (1986), và Nghị quyết Đại hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đảng bộ huyện lần thứ XVI (1986), nhân dân các dân tộc huyện Phú Lương đã đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, để đạt được các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Sự phát triển kinh tế đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần làm thay đổi tình hình chính trị, xã hội, an ninh - quốc phòng được giữ vững. Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, sự nghiệp văn hóa - giáo dục ngày càng phát triển, công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân được chú trọng, từng bước tạo ra những chuyển biến đáng kể trong đời sống xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 70 - 71)