Y tế Môi trƣờng

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 78 - 84)

B Tổng sử dụng vốn(DN) 34,361 46,666 56,555 65,839 58,

3.2 Y tế Môi trƣờng

Về y tế: Được sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ban ngành, quần chúng nhân dân, sự nỗ lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không ngừng của đội ngũ cán bộ y tế, nên công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đã đạt được nhiều thành tích.

Những năm đầu sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, ngành y tế gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, thuốc chữa bệnh khan hiếm, có người ốm chết do không được cứu chữa kịp thời, tình trạng chuyển người bệnh lên tuyến Tỉnh, Trung ương diễn ra thường xuyên, cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch đạt tỷ lệ thấp. Tính đến tháng 4/1989, tỷ lệ sinh đẻ trên địa bàn huyện là 2,45% [6,tr.231].

Từ năm 2000 trở lại đây, công tác y tế đã được chú trọng củng cố kiện toàn bộ máy tổ chức, 100% xã đã có y, bác sỹ, có y tế thôn bản. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia về dự phòng, quản lý bệnh xã hội ngày càng chặt chẽ, đạt hiệu quả. Hoạt động y tế ngày càng phong phú, đa dạng. Chương trình tiêm chủng mở rộng đạt kết quả cao. Sử dụng giường bệnh, số lần khám chữa bệnh, chỉ tiêu phục vụ cho khám chữa bệnh đều đạt trên 100% kế hoạch. Tăng cường giám sát dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xẩy ra trên địa bàn. Ngành y tế đã có sự đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo chuyên môn, đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước tiếp cận được với các dịch vụ y tế. Tinh thần phục vụ người bệnh có chuyển biến tích cực. Năm 2002, tổng số người khám bệnh là 147.571 lượt người, đạt 146,5%. Sử dụng giường bệnh đạt 113,9% kế hoạch. Điều trị ngoại trú cho bệnh nhân mắc bệnh xã hội đạt 76,5% kế hoạch. Tuy nhiên, việc chữa bệnh cho người nghèo còn đạt thấp. Tổng số người nghèo được chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong năm là 862 lượt người với chi phí 26.391.000 đồng, đạt 37% kế hoạch [89,tr.7].

Nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, ngành y tế Phú Lương đã phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyên, trong việc đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ, cử cán bộ y tế học tập tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Năm 2004, huyện đã thực hiện triển khai thực hiện điểm về xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia ở hai xã Yên Đổ và Hợp Thành. Qua kiểm tra đánh giá toàn diện cuối năm, trạm y tế cơ sở đạt loạt tốt là 12,5%, loại khá là 62,5%. Tổng số lần khám bệnh đạt trên 126% kế hoạch. Khám chữa bệnh 765 lượt người. Sử dụng giường bệnh đạt 122% [94,tr.8].

Bảng 3.2: Cơ sở y tế, giƣờng bệnh và cán bộ y tế trên địa bàn

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Số cơ sở y tế 18 18 18 18 18 18

Bệnh viện 1 1 1 1 1 1

Phòng khám đa khoa khu vực 1 1 1 1 1 1

Trạm y tế xã phường 16 16 16 16 16 16

Số giƣờng bệnh tổng số 125 125 120 120 104 103

Bệnh viện 40 40 40 40 45 40

Phòng khám đa khoa khu vực 5 5 5 5 5 5

Trạm y tế xã phường 80 80 75 75 59 58 Số cán bộ y tế 139 151 132 132 151 Ngành y 140 140 137 130 130 141 Bác sỹ và trình độ cao hơn 44 41 42 41 41 43 Y sỹ, kỹ thuật viên 60 63 60 58 58 55 Y tá và nữ hộ sinh 36 36 35 31 31 38 Ngành dược 3 3 3 3 2 2 Dược sỹ cao cấp 1 1 1 1 Dược sỹ trung cấp 1 1 2 2 2 2 Dược tá 1 1 Nguồn [80]

Ngoài khám chữa bệnh, ngành y tế còn phối hợp với các ngành triển khai công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng dẫn công tác vệ sinh môi trường, y tế học đường, vệ sinh lao động, thường xuyên tuyên truyền những kiến thức về vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm để người dân có thể tự bảo vệ mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được Đảng bộ, chính quyền nhân dân huyện Phú Lương coi là công tác quan trọng, nhằm ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được tập trung chỉ đạo, vận động ở các xã miền núi, nông thôn, đồng bào dân tộc, nơi trình độ dân trí thấp, tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu. Với việc đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền phong phú như: câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ ba, hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai, phong trào mỗi gia đình chỉ có 1 - 2 con…đã thu được nhiều kết quả. Năm 2000, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 6,7 % [87,tr.5]; năm 2004, tỷ suất sinh thô giảm 1,1%, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên giảm 0,33%. Tổng số trẻ sinh trong năm là 1.554 cháu, trong đó trẻ sinh con thứ ba là trở lên là 90 cháu [91,tr.8].

Bảng 3.3: Hoạt động bảo vệ bà mẹ và trẻ em

ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Số lần khám phụ khoa Lần 4393 11.399 14.178 14.603 14.850 9606

Số lượt khám thai Lượt 5690 4829 5215 5371 5560 5440

Số người đẻ trong cơ sở y tế

Người 1604 1349 1426 1469 1580 1414

Số người mới đặt vòng tránh thai

Người 1977 1577 1732 1784 1921 1981

Số nam giới mới triệt sản Người 6 3 3 2 2

Số nữ giới mới triệt sản Người 107 97 97 100 105 60

Nguồn [80]

Việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em được quan tâm thông qua nhiều hoạt động thiết thực và có hiệu quả. Hàng năm thường tổ chức tháng hành động vì trẻ em, tặng quà cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn trong các ngày lễ, tết. Phong trào phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ thực hiện tốt, 100% trẻ dưới 6 tuổi được tiêm đầy đủ 6 loại vắcxin và uống vitamin A, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng từ 28,3% năm 2004 đã giảm xuống còn 26,3% năm 2005 [65,tr.5].

Hội Đông y của huyện đã chú trọng củng cố tổ chức Hội và phát triển hội viên, trồng dược liệu, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhân dân bằng các phương pháp và các bài thuốc cổ truyền, an toàn và hiệu quả.

Có thể nói rằng sau 20 năm đổi mới, sự nghiệp y tế đã đạt được nhiều thành tích trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những yếu kém cần khắc phục. Đó là, chất lượng hoạt động của các chương trình y tế chưa đồng đều; đội ngũ cán bộ y tế còn yếu về số lượng và chất lượng; chưa có chính sách thu hút bác sỹ, dược sỹ, mới ra trường về công tác lâu dài ở địa phương; thiếu các thiết bị y tế hiện đại; một bộ phận cán bộ còn chưa có thái độ phục vụ tốt đối với người bệnh, vẫn xẩy ra tình trạng thiếu y đức; quản lý hành nghề y dược tư nhân chưa chặt chẽ.

Về môi trường: Sự phát triển của kinh tế - xã hội đã làm thay đổi bộ mặt của huyện Phú Lương, giúp nâng cao đời sống nhân dân. Nhưng cùng với tốc độ đô thị hóa đã và đang gây ra nhiều tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đây là vấn đề bức xúc, là mối quan tâm sâu sắc không chỉ của với huyện Phú Lương mà đối với cả tỉnh Thái Nguyên nói chung.

Phú Lương là huyện có trữ lượng than lớn nhất tỉnh, đồng thời cũng có nhiều xí nghiệp tham gia trong lĩnh vực này. Mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Phấn Mễ, là hai mỏ than có công suất hoạt động lớn nhất. Cả hai xí nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải, chất thải. Tuy nhiên, còn hàng loạt các nhà máy, cơ sở sản xuất tư nhân, đa số không có hệ thống xử lý nước thải, chất thải, lại nằm trong các khu dân cư nên gây ra ô nhiễm môi trường. Phần lớn lượng nước thải đều đổ thẳng ra sông Đu và sông Cầu, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.

Do sự gia tăng về phương tiện giao thông, hệ thống giao thông được nâng cấp sửa chữa. Nhưng trong quá trình thi công các phương tiện vận chuyển còn làm rơi vãi vật liệu trên đường, không thực hiện các quy định về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vệ sinh môi trường đã gây ra ô nhiễm tiếng ồn, bụi, đặc biệt là ở tuyến đường từ thị trấn Đu xuống thành phố Thái Nguyên hay lên Bắc Cạn.

Ngoài hiện tượng ô nhiễm chất thải do các nhà máy cơ sở sản xuất gây lên, thì còn do các cơ sở y tế đóng trên địa bàn. Chỉ có Bệnh viện Đa khoa Phú Lương xây dựng lò xử lý chất thải, còn ở các cơ sở khác chỉ là đốt thông thường hoặc chôn lấp, chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.

Việc thu gom rác thải trong sinh hoạt hàng ngày mới chỉ diễn ra ở thị trấn Đu, Giang Tiên nhưng tỷ lệ thu gom thấp mới chỉ đạt khoảng 60%, do ý thức của nhiều người dân chưa cao, sợ tốn tiền rác phí. Trong các thôn xóm thì hầu như chưa có việc tổ chức thu gom rác, người dân chủ yếu tổ chức chôn lấp, đổ ra các bãi đất trống mà không có bất cứ một biện pháp xử lý nào.

Được sự giúp đỡ của Ủy ban nhân nhân dân tỉnh, Công ty cấp thoát nước Thái Nguyên, từ năm 2000, huyện đã tổ chức cung cấp nước sạch cho nhân dân. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ dân dùng nước máy trong sinh hoạt còn rất thấp, do giá thành còn cao nên hầu hết các hộ ở nông thôn và cơ sở kinh doanh dùng nguồn nước giếng khơi, giếng khoan là chính. Do việc xây dựng cơ sở hạ tầng ồ ạt, không đồng bộ, hệ thống thoát nước không đảm bảo đã dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ. Trên địa bàn huyện không hề có hệ thống xử lý nước thải nào, toàn bộ đều chảy tự nhiên ra các ao, hồ, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng.

Trước thực trạng môi trường ngày càng ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng sống của nhân dân, các cấp ủy Đảng và chính quyền huyện Phú Lương đề ra nhiều chủ trương, giải pháp để bảo vệ môi trường. Phòng Tài nguyên môi trường của huyện được thành lập, tuy còn có nhiều khó khăn nhưng bước đầu đã có nhiều hoạt động trong việc bảo vệ môi trường. Tổ chức kiểm tra hệ thống xử lý chất thải ở mỏ than Khánh Hòa, Phấn Mễ; xử lý nước thải ở công ty chè Phú Lương; kiểm tra các cơ sở sản xuất nguyên vật liệu xây dựng; hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động thu góp rác ở thị trấn Đu; kiểm tra các điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, phối hợp cùng với các ban, ngành, đoàn thể, phòng Tài nguyên môi trường còn tổ chức cho nhân dân thường xuyên vệ sinh đường phố, khu dân cư, khơi thông cống rãnh, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chuồng trại chăn nuôi, trồng cây xanh, tham gia hưởng ứng tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường.

Trong khi còn chưa quá muộn, Phú Lương cần quy hoạch lại các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, xây dựng hệ thống xử lý nước thải và chất thải. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân, kiên quyết xử lý các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)