Lao động việc làm

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 84 - 86)

B Tổng sử dụng vốn(DN) 34,361 46,666 56,555 65,839 58,

3.3.Lao động việc làm

Lao động - việc làm là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển và sự ổn định xã hội ở mỗi địa phương, Vì thế, đây luôn là vấn đề được Đảng bộ, chính quyền huyện quan tâm và tìm cách giải quyết. Để thực hiện có hiệu quả vấn đề này, huyện Phú Lương đã tuyên truyền giáo dục cho nhân dân có quan điểm đúng đắn về lao động - việc làm và thu nhập hợp pháp. Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn, tăng tỷ lệ lao động ở khu vực công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, mở rộng phát triển thị trường, tạo điều kiện để lao động có việc làm thường xuyên và ổn định. Việc hướng nghiệp dạy nghề, thực hiện các dự án giải quyết việc làm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.

Trong thập kỷ 90, lao động ở Phú Lương chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đơn thuần, sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: làm chè, sản xuất gạch ngói…trình độ chuyên môn thấp, thu nhập chưa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ năm 2000 trở lại đây, công tác giải quyết lao động việc làm ở Phú Lương có nhiều thay đổi tích cực do sự phát triển của kinh tế xã hội và nhận thức của người dân được nâng lên. Năm 2000, với số vốn 807 triệu từ các nguồn thuộc chương trình 120 và vốn do Cộng hòa liên bang Đức tài trợ đã giải quyết việc làm cho lao động, phát triển ngành nghề, tăng thu nhập cho người lao động.

Năm 2001, giải quyết việc làm bằng nguồn vốn vay 120 tăng 27% so với kế hoạch, thu hút 487 lao động, giải quyết việc làm cho 980 số lao động dôi dư đến độ tuổi lao động là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, các trường chuyên nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương [61,tr.4].

Với việc trung tâm dạy nghề huyện ra đời năm 2003 đã đẩy mạnh việc giải quyết việc làm một cách có hiệu quả. Thẩm định được 48 dự án vay vốn giải quyết việc làm, trong đó có 33 dự án được phê duyệt với số tiền là 1.166 triệu đồng đạt 101,4% kế hoạch vốn. Các dự án đã tạo được việc làm thêm cho 716 lao động và thu hút 307 lao động [91,tr.8].

Công tác dạy nghề được quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, quá trình dạy nghề đã gắn với tình hình địa phương. Năm 2004, đã mở 26 lớp dạy nghề mây tre đan xuất khẩu cho 910 học viên tham gia học tập. Đã tạo việc làm cho trên 600 lao động tham gia làm hàng mây tre đan xuất khẩu, tăng thu nhập cho các hộ gia đình từ 200 - 500 nghìn đồng/tháng. Giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động được triển khai tích cực, đã làm thủ tục xuất khẩu cho 160 người đi lao động ở nước ngoài, trong đó có 46 lao động xuất cảng sang Đài Loan và 82 lao động xuất cảng sang Malaysia, số đang chờ bay là 32 người, số lao động xuất cảng đều có việc làm và thu nhập ổn định; tư vấn giới thiệu 75 lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong nước [64,tr.7]. Thẩm định được 43 dự án vay vốn giải quyết việc làm, giải ngân được 964 triệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đồng. Các dự án đã tạo việc làm thêm cho 228 lao động và thu hút 135 lao động [91,tr.9].

Trong năm 2005, trung tâm dạy nghề huyện đã mở được 35 lớp dạy nghề cho 1.127 học viên, giới thiệu cho 50 lao động làm việc tại các nhà máy trong nước, làm thủ tục xuất cho 56 người đi lao động ở nước ngoài. Chương trình 120 đã giải ngân được 1920 triệu đồng, các dự án đã tạo việc làm cho thêm 1.078 lao động và thu hút 898 lao động [95,tr.9].

Với mục tiêu giải quyết việc làm xóa đói, giảm nghèo, huyện đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, có nhiều chính sách để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư. Tại môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất mở rộng sản xuất, thị trường, phát triển các chợ xã, phường, các tụ điểm kinh doanh, du lịch nhằm tạo việc làm tại chỗ cho người lao động. Trường Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên đóng trên địa bàn huyện là một địa chỉ đào tạo tin cậy nguồn lao động có tay nghề, chuyên môn cao, cho các doanh nghiệp của huyện.

Nhờ có chính sách giải quyết việc làm tích cực, hợp lý đã giải quyết được một phần lớn lao động nhàn rỗi trong huyện, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân , qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội.

Bên cạnh những thành tích nêu trên, vấn đề lao động việc làm của Phú Lương vẫn còn nhiều hạn chế như: công tác đào nghề được quan tâm nhưng chưa mạnh; trình độ lao động vẫn còn thấp, phần lớn là lao động chân tay; một số lao động chưa tích cực tìm việc làm, còn tư tưởng ỷ lại, mải chơi; tốc độ giảm nghèo còn chậm.

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 84 - 86)