Thƣơng mại dịch vụ

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 54 - 59)

Năm 1986, ba đơn vị là Công ty thương nghiệp, Hợp tác xã mua bán, Trạm ngoại thương, đã phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch được giao từ 10 đến 40% bao gồm doanh số mua vào, bán ra, các mặt hàng chủ yếu. Hoàn thành và vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu về mua hàng địa phương và bán qua xã, các mặt hàng như: chè, thực phẩm, vải, dầu, muối…đều đạt hoặc vượt cả mua và bán [37,tr.4]. Đã trích vốn tự có và tiền lãi cùng với vốn nhà nước cấp xây dựng được trên 1000m2

nhà bán kiên cố như kho bạc, cửa hàng, trụ sở…đáp ứng được yêu cầu phục vụ ngày một tăng.

Hai năm 1987 và 1988, công tác lưu thông có nhiều khó khăn, cung và cầu mất cân đối lớn, cơ chế về hạch toán kinh doanh Xã hội chủ nghĩa mới hình thành. Song các ngành trong khối phân phối lưu thông bước đầu đã có cố gắng để cơ bản hoàn thành các mục tiêu chủ yếu. Các mặt hàng phục vụ đời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sống thiết yếu như: dầu, muối, vải…tuy còn thiếu nhưng đã đáp ứng một phần cho nhân dân.

Trong những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, do những tác động của tình hình thế giới cũng như khó khăn của đất nước, nên hoạt động thương nghiệp, dịch vụ của huyện đều gặp nhiều khó khăn như: định hướng kinh doanh, vốn, thị trường…Năm 1992, thực hiện chủ trương của Tỉnh về sắp xếp lại các đơn vị kinh tế quốc doanh đã bàn giao các đơn vị về Tỉnh theo ngành. Các đơn vị sau khi được bàn giao về ngành đã tổ chức khẩn trương ổn định tổ chức, đáp ứng được những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện. Giá cả thị trường được giữ vững và ổn định.

Giai đoạn 1991 - 1995, kinh tế huyện Phú Lương đã từng bước vượt qua khó khăn, chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hoạt động thương nghiệp, dịch vụ không chỉ phát triển ở các thị trấn, thị tứ mà đã lan rộng về nông thôn. Các hoạt động thương nghiệp phát triển góp phần cung cấp những hàng hóa thiết yếu cho đồng bào vùng cao, vùng sâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.7: Số ngƣời kinh doanh thƣơng mại, du lịch và khách sạn, nhà hàng của huyện Phú Lƣơng trong tỉnh Thái Nguyên

( từ năm 1995 đến năm 1998 )

Người

1995 1996 1997 1998

Khách sạn, Nhà hàng 4.270 4.406 4.240 3.938 Trung ương quản lý

Địa phương quản lý 4.270 4.406 4.240 3.938

Dịch vụ 2.594 2.288 1.997 911 Phân theo huyện

TP Thái Nguyên 7.248 8.836 9.494 7.861 Thị xã Sông Công 610 778 581 480 Huyện Phổ Yên 1.238 1.697 1.560 1.351 Huyện Phú Bình 1.323 946 880 797 Huyện Đại Từ 1.719 1.687 1.610 1.555 Huyện Phú Lương 889 937 388 796 Huyện Định Hóa 368 403 524 470 Huyện Võ Nhai 529 667 529 556 Huyện Đồng Hỷ 1.331 1.252 1.637 1.409 Nguồn [18,tr.120]

Qua số liệu thống kê trên, ta nhận thấy số người kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn, nhà hàng của huyện Phú Lương đạt ở mức độ trung bình so với toàn tỉnh. Năm 1997, số người làm việc trong lĩnh vực này rất thấp chỉ là 388, thấp nhất tỉnh; nhưng sang năm 1998, đã tăng lên 796 người do việc mở rộng hệ thống các chợ ở thị trấn Giang Tiên, Đu; tiến hành mở rộng và nâng cấp quốc lộ 3.

Năm 2001, Phòng Tài chính - Kế hoạch đã cấp đăng ký kinh doanh cho gần 900 hộ kinh doanh, thương mại, thực hiện tốt việc trợ giá, trợ cước và cung ứng một số mặt hàng thiết yếu theo chế độ chính sách của nhà nước.

Năm 2004, do giá cả một số mặt hàng tăng cao như: xăng dầu, phân bón, vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm…đã làm giảm mức tiêu thụ trên thị trường. Tổng số bán lẻ hàng hóa năm 2004 đạt 139.098 triệu đồng, giảm 9,7% so với năm 2003.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công tác quản lý thị trường cũng được đẩy mạnh, công tác kiểm tra chống buôn bán hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại được duy trì thường xuyên. Trong năm 2005, Đội kiểm tra liên ngành của huyện đã xử lý 68 vụ vi phạm quy định của nhà nước về kinh doanh thương mại và buôn lậu.

Một số lĩnh vực hoạt động như: cung cấp điện, nước, dịch vụ bưu chính, thông tin liên lạc…tiếp tục được đầu tư, nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đời sống và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Về dịch vụ Bưu điện - Viễn thông đến hết năm 2003, toàn huyện đã có 13 điểm bưu điện văn hóa xã, 3 bưu cục đã đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Ngành Bưu chính đã mở thêm dịch vụ thư chuyển tiền đến 3 điểm bưu điện văn hóa xã là Yên Ninh, Yên Đổ và Sơn Cẩm. Các điểm bưu điện văn hóa xã đã có nhiều đổi mới về phương thức phục vụ, tăng cường trang thiết bị nghiệp vụ, nâng cao chất lượng chuyển phát thư báo, phát triển máy điện thoại. Toàn huyện có 1900 máy điện thoại, đạt 1,86 máy/100 dân [91,tr.5]. Đến năm 2005, số máy điện thoại tăng lên 3.920 máy, đạt tỷ lệ 3,7 máy/100 dân. Doanh thu đạt 1.040 triệu đồng [65,tr.4].

Ngành điện được đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật từng bước đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Năm 2003, ngành điện lực đã cung cấp gần 17 triệu KW/giờ điện [90,tr.5], đảm bảo 100% số xã, thị trấn được dùng điện lưới quốc gia. Giá thành điện ổn định, đúng quy định của nhà nước. Năm 2005, đã cung cấp 21 triệu KW/ giờ điện, đạt doanh thu 12,5 tỷ đồng [95,tr.6].

Tuy nhiên, có lúc chất lượng phục vụ của các ngành này còn chưa đảm bảo, vẫn để xẩy ra tình trạng mất điện, mất nước, nghẽn mạch thông tin, tính cước sai và có hiện tượng kinh doanh độc quyền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhờ sự lãnh đạo trực tiếp, sát sao của Huyện ủy, đã tạo ra thị trường hàng hóa tương đối phong phú, ổn định, lưu thông thuận tiện, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sự phát triển và năng động. Kinh tế nhà nước trong hoạt động kinh doanh vẫn đảm bảo được các mặt hàng thiết yếu trong sản xuất. Hệ thống chợ trên địa bàn hoạt động sôi nổi. Các thành phần kinh tế chấp hành tương đối tốt các chế độ của nhà nước về kinh doanh thương mại. Giá cả các mặt hàng tương đối ổn định. Điều này, đã góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân trong huyện.

Bảng 2.8:

Biểu đồ tăng trƣởng kinh tế thời kỳ 1996-2000

-5.00%0.00% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% GDP toàn huyện -1.80% 1.80% 10.60% 7.90%

Nông lâm ngư -3.70% 1.40% 15.40% 10.40% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghiệp, xây dựng 2.90% 4.30% 3.70% -1.80%

Dịch vụ -2.00% -0.10% 7.70% 12.20%

1997 1998 1999 2000

Nguồn [98]

Qua biểu đồ trên, ta thấy rằng Nông - Lâm - Ngư nghiệp có sự tăng trưởng là tương đối ổn định. Trong khi đó, ngành Công nghiệp, xây dựng lại giảm mạnh từ 4.30% năm 1998, xuống -1.80% năm 2000. Còn ngành dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có sự phát triển mạnh mẽ từ -2.00% tăng lên 12.20% năm 2000, do sự bùng nổ của hệ thống dịch vụ, nhu cầu ngày càng tăng của người dân trong sinh hoạt, giải trí.

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) (Trang 54 - 59)