7. Bố cục luận văn
2.1.3. nghĩa của lễ cấp sắc
Phong tục cấp sắc của người Dao Tuyển vừa có tính trao truyền tín ngưỡng, vừa có tính giáo dục. Những người được cấp sắc hoặc đã thành thầy cúng ít có những trường hợp thầy cúng thành những kẻ lừa lọc, càn quấy, làm người đời phê phán. Do đó trong người Dao họ rất muốn có đứa con học được nhiều chữ nhiều nghĩa thành thầy có một tương lai tươi sáng.
Khi các con được cấp sắc xong xuôi, cha mẹ cảm thấy nhẹ gánh trách nhiệm của mình. Đồng thời, tên tuổi đứa trẻ được ghi vào cuốn gia phả, được an toàn chắc chắn. Mặt khác, từ đây đứa trẻ đã thành môn đồ của Đạo giáo - Sư giáo, được các thầy Sư tổ che chở phù hộ học hành sáng dạ, kế thừa thầy cúng, thành đạt trong mọi tín ngưỡng dân gian. Cũng là chỗ dựa tinh thần cho đứa trẻ, tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, vươn lên trong cuộc sống. Ngược lại không hẳn đứa trẻ nào được cấp sắc là thành thầy cúng. Việc làm thầy cúng còn phải phụ thuộc rất nhiều vào sự học tập chữ Nôm Dao, đọc được chữ nhiều sách trong tín ngưỡng tôn giáo mới thành được thầy cúng. Theo quan niệm của họ, dù không học được chữ Nôm Dao cũng phải tạo điều kiện cấp sắc hoặc Tuyển soái cho con, để mỹ tục truyền thống luôn tồn tại với dân tộc họ.
Thực tế cho thấy, lễ cấp sắc đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng và người Dao nói chung. Theo đồng bào Dao có 3 nghề được cộng đồng tộc người này đặc biệt coi trọng, đó là nghề dạy học, cúng bái và chữa bệnh. Song, cả ba thầy đều có mối quan hệ trực tiếp với nhau thông qua lễ cấp sắc, tức là chỉ những ai có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
pháp danh thì mới được tập quán của người Dao cho phép hành nghề. Bởi, đồng bào cho rằng những người có pháp danh thì mới có âm binh, có đủ các pháp thuật và có được sự trợ giúp của các thần linh, của tổ tiên… Hơn nữa, đồng bào còn cho rằng chỉ những người có pháp danh tức là đã trải qua lễ cấp sắc thì mới được cộng đồng Dao coi là người trưởng thành và do đó mới được phép tiến hành những công việc liên quan đến phong tục tập quán Dao. Chỉ khi nào người đàn ông Dao đã được làm lễ cấp sắc thì mới có một vị thế nhất định ở trong gia đình, trong dòng họ và cộng đồng. Chẳng hạn, được phép thắp hương lên bàn thờ, được giúp gia đình làm những công việc chuẩn bị cho lễ cúng, được xem sách chọn ngày tháng tốt để mở đầu cho những công việc hệ trọng, được đại diện cho gia trong trường hợp tiếp khách là thầy cúng, đi đưa đón dâu… Đối với dòng họ, người được cấp sắc là niềm tự hào của cả dòng họ, được đại diện dân làng thực hiện những nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi…
Theo người Dao Tuyển ở Bảo Thắng cũng như người Dao ở các nơi khác, người đàn ông được cấp sắc nếu thực hiện các công việc cúng bái hoặc những nghi lễ liên quan tới công việc cúng bái hoặc những nghi lễ liên quan đến phong tục tập quán thì mới được các thần linh và tổ tiên công nhận, không sợ gặp rủi ro, bản thân và gia đình tránh được những tai họa.. Người đã trải qua lễ cấp sắc luôn được tổ tiên cùng các thần linh phù hộ, có âm binh bảo vệ. Và chỉ có những người đã trải qua lễ cấp sắc khi chết đi mới được làm lễ chay để về sum họp với tổ tiên.
Như vậy, lễ cấp sắc có ý nghĩa hết sức to lớn và chiếm vị trí quan trọng trong đời người con trai cũng như trong đời sống tinh thần của người Dao Tuyển, góp phần không nhỏ vào việc duy trì phong tục tập quán cổ truyền của đồng bào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn