7. Bố cục luận văn
2.2.3. tang và những kiêng kỵ
Đối với người Dao Tuyển, khi có người thân ra đi con cháu phải quấn khăn tang trắng trên đầu. Nếu bố mẹ không còn thì người con trai phải để khăn tang xõa phía sau lưng, hai đầu khăn dài bằng nhau. Nếu bố hoặc mẹ đã mất thì đầu khăn tang để so le, đầu khăn thả dài là biểu tượng bố hoặc mẹ còn đang sống và cầu mong cho họ sống được lâu hơn, còn đầu khăn bên ngắn hơn là biểu thị người bố hoặc mẹ đã chết. Con trai, con dâu phải để tang 1 tháng, con gái, con rể đeo tang 21 ngày còn cháu nội ngoại phải để tang trong vòng 1 tuần. Hết thời gian đeo tang, con cháu sẽ giặt sạch áo tang, khăn tang cất cẩn thận vào trong tủ đến ngày mãn tang thì mang đốt.
Kiêng kỵ: Vào những ngày trong dòng họ có gia đình làm đám hoặc làm chay, để tỏ lòng tôn kính người đã khuất, để cùng chia sẻ nỗi đau thương mất mát với gia đình có đám, cả họ đó kiêng tổ chức các hoạt động vui chơi, ca hát; các gia đình trong dòng họ có đám không tiến hành các công việc như gieo trồng, mở đầu thu hoạch lúa ngô… Những người đang chuẩn bị các công việc hệ trọng như lễ cấp sắc, đi đưa đón dâu…kiêng không đến nhà đang có lễ ma chay. Họ sợ rằng ma của người chết sẽ ám ảnh và gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các nghi lễ hệ trọng. Tại gia đình có người chết hoặc có lễ chay, càng phải kiêng kỵ nghiêm ngặt. Người ta kỵ không cho vợ chồng ngủ chung giường, trai gái không ngồi chung ghế, không nô đùa hoặc trêu ghẹo nhau, đồng thời cũng không được cãi cọ, cáu gắt và đánh mắng nhau gây ra tiếng ồn… Nhiều nơi còn kiêng, không nói tiếng tộc người khác, không gọi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhau ý ới, không soi đường đi trong đêm tối bằng đuốc, bằng nến hoặc bằng đèn dầu. Người ta quan niệm rằng, vợ chồng ngủ chung, trai gái nô đùa hoặc chửi bới nhau trong thời gian có đám ma hoặc chay là coi thường các thầy cúng đến hành lễ, không tôn trọng người chết, cố tình gieo rắc uế bẩn cho tổ tiên cùng các thần linh được mời đến dự lễ, do vậy sẽ làm cho tổ tiên, các thần linh và người chết phật ý, sẽ gây tai họa cho con cháu về sau. Còn việc gọi nhau ý ới và đốt đuốc, thắp đèn dầu đi trong đêm vào những ngày làm ma chay sẽ làm cho đám ma rình bắt ma của người chết đi theo bắt hồn, gây ốm đau, bởi ma xấu tưởng là đốt đuốc soi đường đưa xác người đi chôn và đuổi theo, nếu không có xác chết, không có ma của người chết chúng sẽ bắt hồn người sống.
Trong những ngày đội tang, họ không đi chơi sang nhà khác. Họ cho rằng, đeo khăn tang đi ra khỏi nhà là việc coi thường Ngọc Hoàng, là dấu hiệu sắp để tang cho người nào đó trong gia đình và sẽ mang xui xẻo đến cho gia đình người khác. Trong những ngày đội khăn tang, con trai con gái không được nô đùa ầm ĩ, đánh mắng nhau… Đồng bào Dao Tuyển quy định: nếu bố (mẹ) chết con trai và con dâu không được sinh hoạt vợ chồng trong 1 tháng, con gái và con rể không quan hệ vợ chồng trong 21 ngày, các cháu chắt không quan hệ vợ chồng trong vòng 7 ngày. Trong thời gian đội tang theo quy định của từng người, người Dao Tuyển không được giết mổ gia súc, gia cầm. Nhà có người vừa mất nếu đến đám tang của nhà khác thì không được ăn nội tạng của các con vật bởi họ cho rằng nếu ăn sẽ là ăn tim gan, nội tạng của bố (mẹ) mình. Họ cho rằng nếu không kiêng kỵ như vậy sẽ gặp phải những điềm xấu như làm men rượu sau này sẽ không nấu được rượu, gieo trồng sẽ cho năng suất thấp, không được mùa…
Trước đây họ chỉ đi thăm mộ vào hai ngày mồng 3 tháng 3 và ngày 14 tháng bảy. Hiện nay, vào những ngày khác có thể đi thăm mộ nhưng phải mời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thầy cúng xem ngày, giờ cẩn thận. Nhưng họ rất ít ra thăm mộ vì sợ hồn ma người chết làm con cháu đau ốm. Khi ra thăm mộ họ dọn cỏ sạch sẽ, đắp lại những chỗ sụt lở. Phong tục của người Dao Tuyển thì ngày thường đi qua tuyệt đối không động vào mộ.