Giá trị nhân văn

Một phần của tài liệu Lễ cấp sắc và tang ma của người dao tuyển ở huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 114 - 120)

7. Bố cục luận văn

3.1.2.Giá trị nhân văn

Giá trị nhân văn trong lễ cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển thể hiện ở những mặt sau:

a, Giáo dục, rèn luyện nhân cách con người

Một trong những giá trị tiêu biểu của tập tục cấp sắc và tang ma nói riêng cung như tập tục trong chu kỳ đời người nói chung của người Dao đó chính là giáo dục, rèn luyện nhân cách. Khi một thành viên của cộng đồng sinh ra, lớn lên, trưởng thành, xây dựng gia đình, về già và chết đi… đều phải sống và tuân theo cái “khuôn” văn hóa của tộc người. Nhân cách của mỗi thành viên cộng đồng được hình thành, định hình và hoàn thiện từ trong tập tục, nếp sống gia đình, dòng họ. Khi người mẹ mang thai, sinh nở, khi một thành viên ra đời, làm lễ đặt tên, khi trưởng thành làm lễ cấp sắc, xây dựng gia đình làm chồng, làm vợ, khi về già làm ông bà… là một quá trình thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhận các quan niệm đạo đức, lối sống… theo những chuẩn mực nhất định để hình thành nên nhân cách của mỗi thành viên. Mỗi độ tuổi trong chu kỳ đời người yêu cầu và biểu hiện nhân cách đó khác nhau. Lúc trẻ tập tục dạy cho biết học tập để trở thành người, khi trưởng thành thì thể hiện nhân cách, lúc về già lam gương cho con cháu. Nội dung của các tập tục góp phần quan trọng định hình nhân cách cho các thành viên của cộng đồng. Cụ thể là: vui mừng khi có một thành viên mới ra đời trong gia đình, dòng họ; Đến tuổi trưởng thành, các thành viên nam được làm lễ cấp sắc để công nhân là thành viên trưởng thành, chính thức của cộng đồng, để giao các nhiệm vụ và được hưởng quyền lợi. Trong lễ được nghe các điều khuyên răn, những điều nên làm và không được làm trong cuộc sống; đên tuổi hôn nhân được gia đình, họ hàng chăm lo khi bước vào cuộc sống độc lập; Khi chết đi được con cháu đau buồn làm ma và làm chay với các nghi lễ thể hiện sự tôn trọng tiễn người thân về với tổ tiên…

Chúng ta có thể thấy sự hình thành nhân cách của các thành viên trong cộng đồng được nuôi dưỡng trong suốt quá trình sinh sống trong cái nôi văn hóa gia đình, cộng đồng mà các mốc quan trọng trong chu kỳ đời người là một sự khẳng định của cả một quá trình của cuộc đời một thành viên.

Nội dung của lễ cấp sắc có ý nghĩa giáo dục tích cực đối với người thanh niên Dao. Ý nghĩa giáo dục người được cấp sắc được thể hiện rất rõ trong các lời giáo huấn, những điều quy định ghi trong tờ âm dương điệp của bên Sư giáo và Đạo giáo.

Sư giáo có 9 điều quy định như sau:

1. Đệ nhất giới, là môn đồ sư giáo, không được coi thường trời đất, thần phật

2. Đệ nhị giới, là môn đồ sư giáo, không được ngược đãi cha mẹ 3. Đệ tam giới, là môn đồ sư giáo, không được sát hại sinh linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4. Đế tứ giới, là môn đồ sư giáo, không được trộm cắp, hại người 5. Đệ ngũ giới, là môn đồ của sư giáo, không được khinh dẻ người nghèo 6. Đệ lục giới, là môn đồ của sư giáo, không được tham hoa ai sắc làm nhơ bản thân

7. Đệ thất giới, là môn đồ của sư giáo, không được uống rượu ăn nói ngang ngửa

8. Đệ bát giới, là môn đồ sư giáo, dù đêm hôm khó khăn vẫn phải cứu người 9. Đệ cửu giới, là môn đồ sư giáo, phải thành thực, khi làm thầy cúng không được dối trá, ẩu giả, ăn quỵt của dân lành

Đạo giáo có chín điều quy định như sau:

1. Đệ nhất diệu giới, không được sát hại tính mệnh. Thường hành cứu khổ chúng sinh

2. Đệ nhị diệu giới, không được tham lam

3. Đệ tam diệu giới, không được hỗn hôn dục tà. 4. Đệ tử diệu giới, không được khinh tâm.

5. Đệ ngũ diệu giới, không được hung tâm ngoan ngu. 6. Đệ lục diệu giới, không được phấn nộ điên đảo

7. Đệ thất diệu giới, không được vong ngôn sinh ngữ, trung trực nội ngoại thuận hoà

8. Đệ bát diệu giới, khi tụng kinh niệm phật, không được nghe nhìn cười nói

9. Đệ cửu diệu giới chân tâm, bảo quốc ninh gia, không được thoái thoát chuyển tâm

Trong các điều giáo huấn ghi trong đạo sắc cấp cho người thụ lễ đều hướng tới cái chân, thiện, tuyệt đối kiêng kỵ người thụ lễ làm điều ác. Đó là sự kính trọng các thầy cúng đến làm lễ cấp sắc, biết ơn nghĩa mẹ cha, thủy chung với bạn bè, biết trọng nghĩa kinh tài, có làng vị tha và dũng cảm, sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành thật, không lừa lọc, không dâm đãng… hơn nữa, các điều giáo huấn này đôi khi còn được thực hiện bằng lời thề của người thụ lễ dưới sự giám sát của các thần linh và tổ tiên nên tính giáo dục càng có giá trị.

Ngoài ra, lễ cấp sắc còn khuyên dạy con người biết tôn trọng và chấp hành các luật lệ, tập tục, tập quán tộc người. Điều này được thể hiện rất rõ ở trong cuốn Quá sơn bảng văn - truyền thuyết về thủy tổ của người Dao, được một số dòng họ đem ra đọc trong lễ cúng Bàn Vương. Trong quyển sách này có đoạn viết: “Vua ban cho con cháu Bàn Vương cư trú ở rừng sâu, đao canh hỏa chủng. Con cháu Bàn Vương không được gây tai họa, phải tôn trọng luật lệ. Nếu ai không tuân theo luật lệ đều đưa ra quan trị tội” [31,tr.146]. Bởi vậy, người thụ lễ cấp sắc sắc thường luôn tự nguyện trong việc tu dưỡng đạo đức để làm việc thiện, tránh gây ra tội ác. Có thể nói rằng lễ cấp sắc đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục con người Dao biết sống lương thiện, hòa hợp cộng đồng, biết tôn trọng tập tục và tập quán tộc người.

b, Giá trị nhân văn giữa người sống và người chết

Trong tập tục tang ma của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng, nếu ta gạt bỏ đi những phần có tính mê tín dị đoan sẽ bóc tách được những nét văn hóa phù hợp với tính cách và con người Dao Tuyển nơi đây. Ở đó, thể hiện lòng hiếu thảo, lòng kính trọng mong muốn được báo hiếu, đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục của những người đang sống với những người đã khuất, với đạo lý

“uống nước nhớ nguồn” đã có từ ngàn đời mà nó vẫn còn hiện hữu cho tới ngày nay. Bởi vậy, tập tục này có một sức sống mạnh mẽ trong tâm thức của đồng bào.

Như vậy, tập tục theo chu kỳ đời người với các nghi lễ được toàn thể gia đình, dòng họ, làng bản tham dự như là cái “khung” văn hóa định hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chính là lý do để các thành viên tồn tại và phát triển trong môi trường văn hóa tộc người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c, Góp phần bảo tồn nhiều giá trị văn hóa tộc người

Tập tục trong đời sống của các tộc người là một lối sống của cộng đồng được ra đời, định hình, thử thách trong quá trình phát triển của các tộc người. Như vậy, tập tục được hình thành như một nhu cầu tất yếu, một lẽ đương nhiên cần có trong đời sống của cộng đồng tộc người. Tập tục cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển được ra đời và duy trì đến hôm nay chắc hẳn cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.

Quá trình tập tục liên quan đến chu kỳ đời người nói chung và lễ tục cấp sắc và tang ma nói riêng ra đời và vận hành trong đời sống tộc người cũng chỉ với tư cách một thành tố văn hóa làm nên bản sắc văn hóa tộc người. Bản sắc văn hóa tộc người là hệ thống các giá trị của văn hóa tộc người nhưng phản ánh những cá tính riêng của tộc người. Bản sắc văn hóa Dao Tuyển tồn tại duy trì đến hôm nay là do trong đời sống của các tộc người có những thiết chế, những chuẩn mực của luật tục được biểu hiện trên nhiều khía cạnh trong đó lễ tục cấp sắc và tang ma là một khía cạnh quan trọng.

Sắc thái văn hóa của người Dao Tuyển qua lễ tục cấp sắc được biểu hiện với những khía cạnh như:

+ Là tập tục bắt buộc đối với thành viên nam tuổi từ 10 đến 17 tuổi. Trong gia đình anh làm lễ trước, em làm sau, nếu người chết chưa làm lễ cấp sắc thì được làm trước khi cấp sắc cho người sống.

+ Phải qua tục cấp sắc mới trở thành người bình thường để đảm nhận các công việc mà người đàn ông phải làm theo quan niệm của cộng đồng.

+ Lễ cấp sắc có nhiều thang bậc khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Bố mẹ là người đứng ra tổ chức cho con trai sau một quá trình chuẩn bị về vật chất.

Tập tục cấp sắc với một số biểu hiện đặc trưng trên đây cho thấy đây là một tập tục khá điển hình không chỉ của người Dao Tuyển mà là của cả cộng đồng Dao nói chung. Tập tục phản ánh những giá trị bản sắc tộc người trong chế độ phụ quyền, mang dấu ấn đánh dấu sự trưởng thành của thành viên nam trong gia đình và cộng đồng kèm theo đó là một hệ thống các nghĩa vụ, giá trị mà thành viên đó phải và được gánh vác trong gi đình, dòng họ và cộng đồng mà thành viên nữ không được đảm nhiệm. Các giá trị bản sắc tộc người được phản ánh khá sinh động trong các quy trình chuẩn bị công phu và thực hành nghi lễ của tục cấp sắc.

Tục cấp sắc của người Dao là một hiện tượng văn hóa dân gian, một phức hợp phản ánh khá điển hình một nghi thức tập tục quan trọng và hội tụ nhiều bản sắc tộc người trong một quan niệm, một triết lý có từ lâu đời trong nếp sống thể hiện về thân phận con người trong mối quan hệ với tổ tiên với hiện tại và với tương lai.

Tập tục tang ma của người Dao Tuyển là thể hiện một hệ thống các quan niệm về thế giới tâm linh và thực tại của cộng đồng. Đó là các quan niệm về linh hồn và về cái chết, về ma chay và về các tập tục làm ma với hệ thống các nghi thức theo một quy định mang đậm cá tính tộc người và các nhóm địa phương trong tộc người. Đối với đời sống của mỗi thành viên, mỗi gia đình, mỗi dòng họ, tập tục trong tang ma là một tập tục phản ánh nhiều quan niệm triết lý của cộng đồng mang đậm dấu ấn nhân bản. Gia đình, bè bạn, dòng họ vui mừng khi có một thành viên mới ra đời nhưng lại đau lòng khi một thành viên có nhiều mối quan hệ với người đang sống ra đi về với tổ tiên. Các tập tục trong lễ tang ma tuy diễn ra với nhiều nghi thức phức tạp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

song toát lên tất cả là thể hiện sự báo hiếu của con cháu, anh chị em, dòng họ đối với người đã khuất.

Như vậy, các quy định của dân tộc về cái mốc làm các loại lễ cho một thành viên như độ tuổi, thời gian làm lễ cấp sắc, lễ làm ma, làm chay…; các nghi lễ với các bước tiến hành theo quy trình đã được quy định lâu đời, các yếu tố văn hóa vật thể chuẩn bị cho các bước làm lễ (ăn uống, vàng mã…), các yếu tố liên quan đến văn hóa tâm linh - phi vật thể như cúng bài, âm nhạc, quan niệm về linh hồn… là những biểu hiện cụ thể sinh động của các giá trị văn hóa tộc người được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Khi tập tục liên quan đến chu kỳ đời người còn tồn tại trong đời sống tộc người Dao Tuyển thì nhiều giá trị bản sắc văn hóa tộc người được bảo tồn. Đó cũng là một hệ thống các tập tục bền chặt và có thể nói ít biến đổi nhất trong hệ các giá trị văn hóa tộc người nói chung và cũng chính vì lẽ đó mà nó phần nào giúp chúng ta nhận diện sắc thái văn hóa tộc người Dao Tuyển nói riêng và tộc người Dao nói chung trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, của sự giao lưu văn hóa mang tính quốc gia và quốc tế hiện nay.

Tóm lại, lễ cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng mang giá trị nhân văn hết sức to lớn. Những lễ nghi đó góp phần giáo dục, rèn luyện nhân cách con người; mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp giữa người sống và người chết; và góp phần bảo tồn nhiều giá trị bản sắc văn hóa tộc người.

Một phần của tài liệu Lễ cấp sắc và tang ma của người dao tuyển ở huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 114 - 120)