7. Bố cục luận văn
3.3. Bảo tồn và phát huy những giá trị trong đời sống
Hiện nay văn hóa truyền thống của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng đang có nhiều biến đổi sâu sắc trước xu thế phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ giữa các dân tộc anh em trong cùng một không gian sinh sống. Do vậy, chúng ta cần phải bảo tồn và phát huy những giá trị trong văn hóa truyền thống nói chung và những giá trị trong lễ tục cấp sắc, tang ma nói riêng của người Dao Tuyển.
Khi đề cập đến nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Đảng đã chỉ rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng. bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [51, tr. 206].
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Cai nói chung. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ các nhà nghiên cứu về văn hóa của dân tộc mình. Bởi không ai hiểu người Dao Tuyển bằng chính người Dao Tuyển, chính họ là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhân tố quan trọng trong việc kế thừa và phát triển văn hóa dân tộc Dao Tuyển. Dựa vào đường lối phát triển văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước, chính những người trí thức Do Tuyển sẽ tìm ra con đường phát triển tốt nhất cho dân tộc mình phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước.
Thứ hai, tuyên truyền giáo dục rộng rãi văn hóa các dân tộc thiểu số để nâng cao lòng tự hào dân tộc để đồng bào nhận thấy rõ giá trị phong phú độc đáo trong văn hóa dân tộc. Bởi vì, bản sắc văn hóa dân tộc chỉ có thể được bảo tồn, phát huy khi mọi di sản văn hóa quý báu được lưu giữ vững chắc trong bảo tang và ý thức của mỗi người dân, do chính họ là người thực hiện. Việc tuyên truyền giáo dục này không chỉ thông qua việc giáo dục trường học và các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình, đài truyền thanh… Đây là việc làm hết sức cần thiết để đồng bào Dao Tuyển hiểu sau hơn giá trị văn hóa của cộng đồng mình, vừa để các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết tương trợ nhau.
Thứ ba, bản sắc văn hóa tộc người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các kênh truyền miệng, hướng dẫn thực hành. Người Dao Tuyển cũng như nhiều dân tộc Dao anh em khác có chữ viết đã lưu giữ tri thức dân gian trong sách vở và mở ra một kênh lưu truyền hiệu quả qua các thế hệ, xuyên cả thời gian là sách cổ. Sách cổ ghi chép hàng nghìn câu lời hay ý đẹp phản ánh quan hệ ứng xử giữa người với người trong công đồng, ứng xử giữa con người với thiên nhiên. Sách cổ cũng ghi chép các lễ nghi, phong tục, tín ngưỡng để trao truyền cho các thế hệ sau. Suốt từ khi mới cất tiếng khóc chào đời đến khi nhắm mắt xuôi tay về với tổ tiên, người Dao Tuyển luôn tắm mình trong các gia trị văn hóa được ghi chép trong sách cổ.
Người Dao Tuyển khi đến tuổi thiếu niên và trưởng thành (thường từ 10 đến 17 tuổi), nam giới đều được làm lễ cấp sắc. Đây là nghi lễ chuyển giai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đoạn từ thiều niên đến tuổi trưởng thành. Để thực hiện nghi lễ này, các thầy cúng và người được làm lễ phải đọc rất nhiều kinh thư, sách tôn giáo, điển tích của người Dao. Các thầy cúng người Dao Tuyển phải sử dụng bộ Kinh thư. Ngoài việc vân dụng các điển tích, thầy cúng còn trực tiếp dạy đạo đức, chuẩn mực sống cho người được cấp sắc (thể hiện trong các lời răn). Đồng thời căn cứ vào nội dung sách cổ đã ghi chép, thầy cúng dạy học trò được cấp sắc các nghi lễ, tín ngưỡng, thực hành Đạo giáo. Thầy cúng giảng giải ý nghĩa các biểu tượng trong nghi lễ tôn giáo cho học trò như các biểu tượng của mâm cúng, biểu tượng của đánh trống,… Thông qua lời đọc, lời xướng, lời ngâm trong các kinh thư, bài cúng, học trò còn tiếp cận các giáo lý của đạo giáo thể hiện trong kinh thư. Lễ cấp sắc như một lớp học đặc biệt truyền dạy cả nếp sống, đạo đức đan xen với kiến thức tôn giáo cho lớp trẻ. Sự truyền dạy này bằng niềm tin trong nghi lễ có tính chất thiêng liêng, bằng hành động, cử chỉ của người thầy nhưng không thể thiếu được vai trò của sách cổ. Thậm chí cách đánh trống, cách nhảy múa cũng ghi trong sách.
Khi người Dao Tuyển nhắm mắt xuôi tay, các bài tang ca, các nghi lễ khâm niệm, tiễn đưa hồn, đến cả những lời ca than khóc cũng được ghi chép trong các bộ sách cổ. Nội dung của các bài đánh trống, thổi kèn cũng như cách trang trí trong tang lễ, làm chay cũng được người Dao Tuyển ghi chép đầy đủ trong sách cổ.
Qua đó ta thấy sách cổ có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và trao truyền văn hóa người Dao Tuyển từ thế hệ này sang thế khác. Do vậy, việc bảo tồn sách cổ sẽ là một trong những biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong cộng đồng dân tộc.
Để bảo tồn được sách cổ người Dao Tuyển phải có biện pháp tuyên truyền về giá trị sách cổ, đổi mới nhận thức về vai trò của tôn giáo tín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngưỡng, vai trò của các nghệ nhân, thầy cúng người Dao Tuyển. Kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ bảo tồn tiên tiến với các hình thức bảo dân gian của người dân. Đặc biệt là cần làm sống lại môi trường học tập chữ Dao cổ cho thanh thiếu niên, trao truyền kiến thức thực hành viết, đọc chữ Dao cổ cho thế hệ trẻ.
Tiểu kết
Qua tập tục cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển ở Huyện Bảo Thắng ta thấy chứa đựng trong đó những giá trị văn hóa tiêu biểu. Đó là giá trị lịch sử cho ta biết về nguồn gốc, quá trình sinh cơ lập nghiệp của đồng bào; giá trị nhân văn giữa người sống và người chết, giáo dục rèn luyện nhân cách con người; đó là những giá trị cố kết cộng đồng tộc người. Không chỉ vậy, lễ cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật biểu hiện trên trên trang phục thầy cúng, biểu hiện ở những câu hát, bài cúng và nhịp của các nhạc cụ trong suốt quá trình diễn ra các nghi lễ. Bên cạnh những yếu tố giá trị tộc người tiêu biểu ta còn thấy ở đó vẫn tồn tại những yếu tố mê tín, dị đoan, ảnh hưởng đến sức khỏe, vật chất và điều kiện sinh hoạt cũng như lao động của đồng bào. Tuy nhiên, tập tục cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa và văn hóa tộc người nên cần phải được bảo tồn và gìn giữ để bản sắc văn hóa người Dao Tuyển mãi mãi được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
1. Dao Tuyển là tên gọi của một trong các nhóm địa phương người Dao, cư trú rải rác ở một số tỉnh miến núi phía Bắc nước ta trong đó có tỉnh Lào Cai. Huyện Bảo Thắng là một trong hai huyện của tỉnh có số người Dao Tuyển cư trú tập trung đông đảo nhất. Trong huyện đồng bào cư trú phân tán ở trong 6 xã: Bản Phiệt, Bản Cầm, Phong Niên, Phong Hải, Trì Quang và Xuân Quang. Mặc dù cư trú theo làng, xóm nhưng các yếu tố văn hóa cổ truyền của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng, trong đó có lễ tục cấp sắc và lễ tục tang ma vẫn được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Trong một chu kỳ đời người Dao, các nghi lễ sinh đẻ và nuôi con, cấp sắc, cưới xin và tang ma là những nghi lễ chủ yếu, bởi vì một mặt chúng đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong từng giai đoạn phát triển của con người, mặt khác mỗi người trong cuộc đời của mình nhất thiết phải trải qua một lần.
Tục lễ cấp sắc vừa mang tính chất xã hội, vừa mang tính chất tôn giáo. Lễ thức được tiến hành cho nam giới Dao Tuyển từ 10 đến 17 tuổi, là móc đánh dấu chuyển từ giới trẻ con sang giới người lớn. Khi đã được cấp sắc mới đủ tư cách hoàn thành những việc mà thành viên bình thường trong xã hội làm: làm mối lái trong hôn nhân, nhóm bếp lửa đầu tiên và mang đồ đạc vào nhà mới, mới được cúng tổ tiên, tham dự lễ cúng bàn Vương, mới được làm thầy cúng… Lễ tục cấp sắc mang tính chất của lễ nghi tôn giáo, thể hiện rõ nhất ở quan niệm tái sinh - chết đi sống lại. Tục cấp sắc của người Dao đã gia nhập vào phạm trù của Đạo giáo, kết bền chặt với tôn giáo này.
Lễ cấp sắc của người Dao bao hàm nhiều ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, sinh hoạt văn hóa, có nhiều yếu tố tích cực trong sự nghiệp giáo dục đạo đức, nhân cách cho các thành viên trong gia đình, xã hội và cộng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đồng dân tộc. Nó hướng ý thức con người tới những suy nghĩ thiện lương, những hành vi ứng xử nhân ái giữa con người với con người và giữa con người với vũ trụ xung quanh.
Ma chay là thuật ngữ dùng để chỉ cách thức và lễ nghi tôn giáo có liên quan đến người chết và những tín ngưỡng gắn liền với các nghi lễ đó. Từ quan niệm “linh hồn tồn tại”, chết đi là tiếp tục sự sống ở một thế giới khác. Người chết vẫn hoạt động, sinh hoạt như lúc còn sống đã đẻ ra nhu cầu và các nghi lễ nhằm thỏa mãn người chết ở bên kia thế giới. Nếu không lo cho người chết mồ yên mả đẹp thì hoặc linh hồn người chết vẫn luẩn quẩn xung quanh người sống, quấy nhiếu người sống hoặc là linh hồn do bị thiếu thốn ở bên kia thế giới trở lại gây ốm đau, chết chóc cho con cháu. Làm thế nào cũng phải đưa linh hồn người chết về “an cư” ở thế giới bên kia.
Tuy có sự khác nhau về ý nghĩa xã hội và nghi thức tiến hành nhưng nội dung cốt lõi của các nghi lễ đều thể hiện mối quan hệ giữa thế hệ trước với thế hệ sau, giữa cá nhân với cộng đồng và đều thông qua những phong tục, tập quán được coi là bảng giá trị trong đời sống tộc người.
3. Trên cơ sở nghiên cứu về lễ cấp sắc và tang ma chúng ta hiểu được quan niệm của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng về con người và thế giới xung quanh, biết được đặc điểm tôn giáo tín ngưỡng của họ, đồng thời còn thấy được những yếu tố văn hóa dân gian như ca, múa, nhạc… Những yếu tố này không chỉ là những nét văn hóa mang tính tộc người mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc thống nhất ý thức cộng đồng.
4. So với trước đây, hiện nay lễ tục cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng đã có không ít những biến đổi nhưng thường biến đổi những yếu tố liên quan đến điều kiện kinh tế và trình độ nhận thức của đồng bào, còn bản chất và các bước tiến hành lễ hầu như vẫn không thay đổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguyên nhân tạo ra sự biến đổi đó là do sự ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, giao lưu văn hóa… đặc biệt là nâng cao trình độ nhận thức. Do đó, muốn thành công trong việc vận động người dân thực hiện nếp sống mới, xóa bỏ những tập quán không còn phù hợp thì cần tạo điều kiện thiết thực để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ.
5. Lễ tục cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển còn chứa đựng nhiều tư liệu quan trọng:
- Các nghi thức hành lễ, nhiều bài hát cùng với những truyện kể trong lễ cấp sắc và tang ma là những bức tranh phản ánh về nguồn gốc lịch sử, tín ngưỡng tôn giáo, quá trình di cư, cách thức tổ chức sản xuất cổ truyền của tộc người. Đó là những phương tiện chuyển tải thông tin lịch sử rất hữu hiệu, là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu về người Dao Tuyển ở Bảo Thắng nói riêng và về người Dao nói chung.
- Đối với lễ cấp sắc và tang ma thì những điệu múa dân gian, nhưng bộ trang phục thầy cúng và các nhạc cụ cùng với quan niệm, tập tục, truyện kể liên quan không chỉ là những đặc trưng văn hóa có một không hai của tộc người mà còn có giá trị trong nghiên cứu khoa học. Chúng giúp ích cho công tác nghiên cứu về đặc điểm tín ngưỡng tôn giáo, nghệ thuật, mỹ thuật dân gian… của đồng bào Dao.
- Các nghi lễ chủ yếu trong lễ tục cấp sắc và tang ma là những yếu tố hữu hiệu ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của đồng bào, đồng thời cũng là những tác nhân quan trọng để hình thành và chi phối những biểu hiện tâm lý của từng thành viên và của cả cộng đồng. Do đó, lễ tục này có giá trị nhất định đối với việc nghiên cứu tâm lý cá thể và tâm lý cộng đồng người Dao Tuyển ở Bảo Thắng.
6. Bên cạnh những mặt tích cực, lễ tục cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng cũng có hạn chế như nội dung của các nghi lễ cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sắc, tang ma mang nặng mê tín dị đoan, nhiều nghi thức tục lệ cúng bái, kiêng kỵ phức tạp, tốn kém, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của đồng bào…
Mặc dù còn có một số hạn chế nhỏ so với điều kiện cuộc sống còn khó khăn hiện nay, nhưng từ lâu đời các nghi lễ cấp sắc và tang ma người Dao Tuyển ở Bảo Thắng đã trở thành những nghi lễ không thể thiếu được trong đời sống cộng đồng, luôn gắn liền với đặc trưng văn hóa của họ. Do đó, vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa người Dao Tuyển Bảo Thắng nói riêng và người Dao nói chung là phải gắn với việc duy trì các nghi lễ trong chu kỳ đời người trước hết là lễ cấp sắc, tang ma. Nếu các nghi lễ này bị mai một thì chắc chắn rằng sớm hay muộn cũng sẽ mất đi tính truyền thống trong văn hóa của đồng bào và tất nhiên cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến quá trình kết nối văn hóa của tộc người này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa thông tin, HN. 2. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Đồng Tháp. 3. Diệp Trung Bình (2005), Phong tục và nghi lễ chu kỳ đời người của
người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Thái Nguyên.
4. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bảo Thắng (2009), Bảo Thắng trên đường phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ban tuyên giáo (2002), Địa chí Lào Cai.
6. Ban tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng (2002), Vấn đề dân tộc và chính