Giá trị lịch sử

Một phần của tài liệu Lễ cấp sắc và tang ma của người dao tuyển ở huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 113 - 114)

7. Bố cục luận văn

3.1.1. Giá trị lịch sử

- Lễ cấp sắc của người Dao Tuyển nói riêng và người Dao nói chung cung cấp một số tư liệu về nguồn gốc dân tộc, quá trình di cư và những sinh hoạt văn hóa, xã hội của cộng đồng.

Trước hết là những câu chuyện truyền thuyết, những bài ca đọc trong nghi lễ cấp sắc là những tài liệu quý để tìm hiểu về nguồn gốc tộc người đó là sự tích Bàn Hồ. Những câu chuyện hay, những bài thơ dài không dừng lại ở sự tích Bàn Hồ mà còn nói về quá trình di cư của tổ tiên họ, Đó là những truyện thơ về Đặng Hành và Bàn Đại Hội có nói tới hai họ Đặng và họ Bàn đã di cư sang Việt Nam như thế nào?. Trong chuyện Bình Hoàng khoán điệp còn viết về sự phân bố, cư trú và tên gọi của các ngành Dao, trong đó có một số ngành đang sinh sống ở Việt Nam như ngành Dao Làn Tiẻn, Dao Quần Trắng…

Qua lễ cấp sắc ta có điều kiện tìm hiểu cách làm giấy dó khá nổi tiếng của dân tộc, cách nhuộm vải, cách cắt may trang phục thầy cúng kiểu nữ. Đây là dịp tốt để chúng ta nghiên cứu trang phục cổ phản ánh lại thời kỳ mẫu hệ xã xưa mà người phụ nữ dao còn làm thầy cúng. Cũng qua trang phục chúng ta được hiểu thêm về nguồn gốc thủy tổ của người Dao là “Long khuyển” - đó là mô típ trang trí trên áo.

Qua lễ cấp sắc ta cũng thấy được Đạo giáo tộc Dao hóa và Dao tộc Đạo giáo hóa khá sâu đậm trong tục lệ sinh hoạt của người Dao. Đạo giáo ra đời ở Trung Quốc, ảnh hưởng đến người Dao từ lâu đời. Nội dung Đạo giáo đã được người Dao tiếp thu và biến hóa đi rất nhiều hay nói cách khác là: Đạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giáo đã sử dụng các tín ngưỡng (thờ cúng Bàn Vương) và hành vi tôn giáo (cấp sắc) vốn có ở người Dao và đưa vào đó một nghi thức mới, một nội dung mới:

- Tất cả mọi người đàn ông của dân tộc Dao đều phải qua lễ cấp sắc Đạo giáo.

- Ai không qua lễ cấp sắc thì dù chết già linh hồn họ cũng không được về với tổ tiên (Bàn Vương) và lúc sống cũng không được cúng bái cha mẹ, cao hơn nữa là Bàn Vương.

- Điều có ý nghĩa quan trọng là: Đạo giáo đã đặt ra tục lệ: Ai không làm lễ cấp sắc sẽ không được công nhận là con cháu Bàn Vương.

Tục lệ thêm thắt này khẳng định tính phổ biến của Đạo giáo ở người Dao. Từ cái ngoại sinh trở thành cái nội sinh tồn tại đến tận ngày nay. Đó chính là sự xâm nhập của Đạo giáo vào tín ngưỡng, phong tục tập quán của người Dao nói chung và người Dao Tuyển nói riêng thông qua lễ cấp sắc.

Một phần của tài liệu Lễ cấp sắc và tang ma của người dao tuyển ở huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)