7. Bố cục luận văn
2.2.1. Quan niệm về hồn và cái chết
Đồng bào Dao Tuyển ở Bảo Thắng cũng như các tộc người Dao anh em khác đều có quan niệm cho rằng, trong mỗi con người đều có hồn. Hồn là trung tâm của thể sống, hồn khác với ma ở chỗ hồn thân thiện với con người, còn ma chỉ gây ra những điều xấu cho con người. Con người ta có hai phần là phần hồn và phần xác. Phần xác là thực thể tồn tại, con người có thể nhìn thấy được, còn phần hồn chi phối thể xác mà con người không thể nhìn thấy được. Người Dao Tuyển tin rằng con người ta có 12 hồn nằm rải rác trong cơ thể, trong đó có một hồn chính quyết định sự sống của con người. Nếu hồn rời khỏi cơ thể hay đi “lang thang” đâu đó thì con người sẽ dễ bị mắc bệnh và đau ốm. Khi đó người ta phải tổ chức cúng để gọi hồn về, nếu cúng mãi mà hồn không trở về thì cái chết có thể xảy ra đối với người bệnh. Khi người ta chết, hồn biến thành ma sống ở một thế giới khác gọi là “dẳm pâu” dưới sự quản lý của tổ tiên hoặc một thần linh nào đó. Tuy sống ở thế giới khác nhưng hồn người chết vẫn ăn, mặc, ở… và vẫn theo dõi mọi hoạt động của con cháu trong gia đình. Bởi vậy, con cháu cần phải thờ cúng nhằm được phù hộ, che chở. Người Dao Tuyển tưởng tượng ra rằng ma của một người nào đó thì có hình dáng giống như người đó lúc còn sống nhưng không ai nhìn thấy được. Nếu người bình thường mà nhìn thấy ma thì đấy là điềm báo về sự không tốt lành cho chính người đó hoặc những người thân trong gia đình.
Xuất phát từ quan niệm cho rằng chết là biến thành ma, người Dao Tuyển phân biệt hai loại chết đó là chết bình thường và chết không bình thường. Cái chết bình thường là những trường hợp chết già, chết do đau ốm kéo dài mặc dù đã được con cháu cứu chữa nhưng không khỏi. Chết bình thường là chết ở trong nhà. Còn chết không bình thường là chết ở ngoài nhà do cây đổ, chết đuối, tai nạn… Mặc dù là chết bình thường hay chết không bình thường thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
người Dao Tuyển vẫn tổ chức làm ma và chôn cất người đó chu đáo theo đúng phong tục tập quán của mình.
Do có quan niệm về hồn và thể xác nên người Dao Tuyển chia đám tang thành hai lễ là lễ làm ma chôn cất người chết (làm ma tươi) và lễ chay đưa người chết về với tổ tiên (làm ma khô). Con người ta vui mừng bao nhiêu trước sự ra đời của một đứa trẻ thì lại đau buồn bấy nhiêu trước sự ra đi của người thân. Khi có người thân chết, người Dao Tuyển phải tổ chức làm ma để chia tay với người chết, tiễn đưa người chết đến thế giới bên kia. Song để hồn người chết có thể đoàn tụ với tổ tiên thì người Dao Tuyển còn phải làm thêm lễ chay. Hai lễ làm ma và làm chay được tổ chức cách nhau từ hai đến ba năm.
Lễ làm ma phải được tiến hành ngay khi có người vừa chết. Lễ làm ma chay thường được tổ chức long trọng để tỏ lòng biết ơn của người sống đối với người chết.