Lê Lợi từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tƣợng văn học

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan (Trang 50 - 53)

3. Vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử

2.2.1.Lê Lợi từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tƣợng văn học

Lê Lợi là một nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam, tên tuổi và tiếng tăm của ông đã đƣợc lƣu truyền trong sử sách, trong truyền thuyết dân gian. Đối với dân tộc Việt Nam, Lê Lợi là một cá nhân kiệt suất có tầm ảnh hƣởng lớn lao. Trên những trang sử vàng, Lê Lợi đƣợc ghi nhận là một ngƣời anh hùng, một vị lãnh đạo tài giỏi sáng suốt. Xuất phát từ lòng yêu nƣớc thƣơng dân và lòng căm thù giặc sâu sắc, Lê Lợi đã “thề không cùng sống với kẻ địch” để quyết tâm thực hiện lý tƣởng hoài bão xây dựng xã tắc, cứu vớt lê dân. Giới thiệu khái quát về nguồn gốc xuất thân và quá trình xây dựng đại nghiệp của Lê Lợi, các tác giả trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư có chép:

Vua họ Lê, huý là Lợi người hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn

Thanh Hóa. Ở ngôi 6 năm, thọ 51 tuổi chôn ở Vĩnh Lăng. Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 10 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, dựng quan chức. Lập

phủ huyện thu sách vở, mở học hiệu. Có thể nói là có mưu lớn sáng nghiệp.

Song đa nghi hay giết, đó là chỗ kém” [34,7].

Biết Lê Lợi là một ngƣời tài giỏi, kẻ địch tìm mọi cách mua chuộc nhƣng Lê Lợi vẫn không hề nao núng “Năm mậu tuất (1948) (Minh, Vĩnh Lạc năm thứ 16). Mùa xuân, tháng giêng, ngày canh thân, vua dấy binh ở Lam Sơn. Trước người Minh thường trao cho quan chức để cám dỗ, vua không

chịu khuất, khẳng khái có chí dẹp loạn. Từng nói rằng: “Trượng phu sinh ở

đời phải cứu nạn lớn, lập công lớn, để tiếng thơm ngàn năm sau sao lại chịu hèn nhát cho người sai khiến. Bèn đem hào kiệt dựng cờ nghĩa quyết diệt giặc Minh” [34,9]. Buổi đầu dựng nghiệp, Lê Lợi dựa vào lực lƣợng xóm giềng là chủ yếu, chiến đấu và trƣởng thành từ tay không, thiếu kẻ đỡ đần, nghĩa quân gặp muôn ngàn khó khăn gian khổ nhƣng nhờ tinh thần đoàn kết, trải qua mƣời năm gian khổ “nếm mật nằm gai” Lê Lợi cùng với nghĩa quân đã lập nên những chiến công kỳ diệu, đánh đuổi giặc Minh trấn yên bờ cõi, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nƣớc.

Bắt nguồn từ một nguyên mẫu có thật trong lịch sử, nhà văn Lê Hoan đã lựa chọn để xây dựng thành một hình tƣợng văn học. Lựa chọn một nhân vật có thật nhƣ Lê Lợi để xây dựng thành nhân vật văn học có thể nói là một sự táo bạo của nhà văn Lê Hoan. Vốn dĩ, nhân vật Lê Lợi là một yếu nhân có vai trò to lớn trong lịch sử và có nhiều dấu ấn trong tâm thức ngƣời Việt. Bởi vậy, để cho ngƣời đọc có một cách nhìn mới hơn về nhân vật này là một điều không dễ. Ý thức đƣợc điều đó, trong quá trình nhào nặn từ nhân vật lịch sử trở thành một hình tƣợng nghệ thuật, nhà văn Lê Hoan đã rất khéo léo và thận trọng để xây dựng nhân vật Lê Lợi trở thành một hình tƣợng văn học độc đáo cũng là tâm điểm sáng ngời của tác phẩm Việt Lam tiểu sử.

Đọc tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử, ngƣời đọc vẫn bắt gặp một Lê Lợi rất quen thuộc trong vai trò là một vị lãnh đạo tài giỏi nhân đức nhƣ trong lịch sử.

Nhà văn vẫn trung thành với bản lý lịch tên tuổi, vai trò, vị trí của nhân vật, tuy nhiên những chi tiết cụ thể về tính cách có khác đi nhiều. Chẳng hạn, trong Đại Việt sử ký toàn thư, các tác giả có ghi rõ Lê Lợi là ngƣời “đa nghi

hay giết đó là chỗ kém” [34,7]. Minh chứng cho lời nhận định này đƣợc các

tác giả ghi chép cụ thể nhƣng rải rác ở các trang 39, 45, 103.

- “Ngày 10... tri châu phủ Chính Bình là Hà Trung bị vua bắt được giết

chết” [34,39].

- “Ngày 13... giết Tư mã Lê Lai, tịch thu gia sản, vì Lai cậy có công đánh

giặc, nói ra những lời ngạo mạn nên bị giết” [34,45].

- “Ngày 13... chém Thiên hộ Lý Vân và người đi theo là Bùi Vĩnh, vì cớ

chở trộm mắm muối vào thành Chí Linh” [34,45].

- “Nhâm tý, năm thứ 5 (1432) (Minh Tuyên Đức thứ 7). Mùa xuân tháng

giêng, sai thần vương Tư Tề đem quân đi đánh châu Mường Lễ. Đào Mạnh Vương là con tù trưởng Đèo Cát Hãn ra hàng, cho ở Đông Kinh, lập làm tư

mã, rồi năm sau giết chết ” [34,103].

Khi tiếp xúc với nhân vật Lê Lợi trong tác phẩm Việt Lam tiểu sử, chúng ta không hề thấy ở Lê Lợi tính “đa nghi hay giết” mà ngƣợc lại trong suốt hành trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tấm lòng nhân từ của ông nhƣ ngọn lửa cháy sáng thấm thía đến từng tƣớng lĩnh, từng nghĩa quân. Nền tảng và cốt lõi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là nhân nghĩa, bởi vậy với bất cứ ai dù là tƣớng lĩnh hay là binh lính Lê Lợi đều tỏ ra rất sáng suốt. Ví dụ nhƣ khi bị Trần Giản Định lột bỏ mũ áo đuổi về quê, ngƣời đọc những tƣởng Lê Lợi rất căm phẫn không bao giờ nghĩ đến việc phò tá cho Giản Định nữa, vậy mà vì trăm họ Lê Lợi luôn canh cánh bên lòng lý tƣởng giúp nhà Trần khôi phục lại giang sơn. Lúc kéo quân về nghĩa An, Lê Lợi tìm vào bái yết vua Trần nhƣng vua Trần đã rời vào Thuận Châu Lê Lợi ngậm ngùi tiếc nuối: “Muốn vào gặp

mặt vua may được rủ lòng thương để mình được dốc tâm phụng sự. Nay lại không gặp phải chăng tại trời.

Rồi than rằng:

- Trời xanh thăm thẳm nỡ để xe loan long đong lận đận trên đường những lúc chim kêu hoa rụng, gặp cảnh nước biếc non xanh lấy ai đỡ đần hộ vệ”[26,224].

Một chi tiết khác cho thấy Lê Lợi là ngƣời rất bình tĩnh nhƣ chi tiết Nguyễn Trãi tìm gặp Lê Lợi ở hồi 37. Vốn là một ngƣời thông minh lanh lợi, Nguyễn Trãi lợi dụng lúc Lê Lợi trở về phòng liền bám theo trèo lên nóc nhà chui vào ngồi yên trong góc phòng, đến lúc thấy Lê Lợi tính thái ất sai thì vén màn xông vào, làm cho Lê Lợi giật mình rút gƣơm ra định chém nhƣng khi nghe Nguyễn Trãi sụp lạy van lơn lại nói là Tiến sĩ triều Trần thì “lòng thấy

kính mộ, liền bước xuống dìu Nguyễn Trãi lên giường cùng ngồi” [26,252]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dù bị Nguyễn Trãi đƣa vào tình thế bị động bất ngờ nhƣng Lê Lợi vẫn rất tỉnh táo. Hành động “bước xuống dìu Nguyễn Trãi lên cùng ngồi” cho thấy Lê Lợi là một con ngƣời rất thận trọng, một vị minh quân sáng suốt biết tôn hiền đãi sĩ, không hề có tính đa nghi hay giết nhầm một ai cả.

Có thể nói rằng, dƣới cái nhìn của nhà tiểu thuyết khi lựa chọn và xây dựng một nhân vật nhƣ ngƣời anh hùng Lê Lợi trở thành hình tƣợng văn học thực sự, nhà văn Lê Hoan đã có nhiều cố gắng để xây dựng nhân vật theo quan điểm và cái nhìn của một nhà văn làm cho nhân vật đƣợc sống một đời sống mới mẻ và sinh động hơn nhiều so với nhân vật nguyên mẫu có trong lịch sử.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan (Trang 50 - 53)