Hồ Quý Ly từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tƣợng văn học

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan (Trang 53)

3. Vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử

2.2.2.Hồ Quý Ly từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tƣợng văn học

Trong lịch sử Việt Nam, Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử cũng đƣợc khá nhiều ngƣời biết đến. Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư các tác giả chép:

Chiết Giang đời Hậu Hán Ngũ quý sang làm thái thú Diễn Châu... Đến đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại phủ Thanh Hóa làm con nuôi của Tuyên uý Lê Huấn, từ đấy mới đổi làm họ Lê. Quý Ly là cháu 4 đời của Liêm. Đời trần Nghệ Tôn từ chức Chi hậu tứ cục chánh trưởng, thăng lên Khu mật đại sứ, lên Tiểu tư không, tiến phong Đồng bình chương sự, gia phong đến Phụ chính thái sư nhiếp chính, Khâm đức hưng liệt đại vương, Quốc tổ chương hoàng, rồi rời ngôi của nhà Trần, đặt quốc hiệu là Đại Ngu, trở lại họ Hồ, chưa được một năm thì truyền ngôi cho con là Hán Thương...

sau 2 cha con đều bị người Minh bắt” [33,658]. Theo nhƣ sử sách, Hồ Quý Ly

là một kẻ bất trung bất nghĩa, ăn lộc của triều đình nhƣng chỉ toan tính bày mƣu giết vua để cƣớp ngôi. Tội ác của Hồ Quý Ly đƣợc các tác giả trong Đại

Việt sử ký toàn thư ghi chép khá tỉ mỉ, có thể điểm qua nhƣ sau:

Kỷ mão, Kiến Tân năm thứ 2 (1399) (Minh Doãn Văn Kiến văn thứ 1).

Mùa hạ tháng 4 Quý Ly bắt ép vua phải xuất gia theo đạo giáo, ở quán Ngọc Thanh thuộc thôn Đạm Thủy, mật sai Nội tẩm học sinh là Nguyên Cẩn đi theo trông nom. Vua hỏi rằng: “Người theo hầu ta muốn làm gì chăng?” Cẩn không nỡ nói, Quý Ly làm bài thơ đưa cho Cẩn mà nói: “Nguyên Quân không chết thì ngươi phải chết”. Lại làm bài thơ đưa cho Nguyên Quân rằng: “Trước có vua hèn ngu, Hôn Đức và Linh Đức. Sao không liệu sớm đi. Chỉ để bận người khác” Cẩn bèn tiến thuốc độc? Vua không chết, lại tiến nước dừa mà không cho ăn. Cũng không chết. Đến đây sai xa kỵ vệ thượng tướng quân là Phạm Khả Vĩnh thắt cổ giết chết. Chôn ở lăng Yên Sinh, miếu hiệu là thuận tôn” [33,658-659].

Căm tức trƣớc tội ác của Hồ Quý Ly, bọn Trần Thái Bảo, Trần Hãng, Trần Khát Chân là con cháu họ Trần mƣu giết Quý Ly, sự việc không thành

bọn tôn thất Hãng, trụ quốc Nhật Đôn, tướng quân Trần Khát Chân... và các

bắt làm tì, con trai từ một tuổi trở lên hoặc chôn sống, hoặc dìm nước” [33,659].

Còn đây là cách để Hồ Quý Ly lên ngôi “Tháng 2, ngày 28, Lê Quý Ly ép vua nhường ngôi và bắt người tôn thất và các quan ba lần dơng biểu khuyến

tiến, giả cách từ chối nói: Ta sắp chết đến nơi, còn mặt mũi nào trông thấy

tiên đế dưới đất nữa?”. Rồi thì tự lập làm đế, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên,

quốc hiệu là Đại Ngu, đổi lại làm họ Hồ” [33,663].

Từ chân dung của một kẻ chuyên quyền bạo ngƣợc, nhân vật Hồ Quý Ly đã gây đƣợc sự chú ý của nhà văn Lê Hoan. Bằng tài năng của mình, Lê Hoan đã nhào nặn từ một nhân vật lịch sử thành một hình tƣợng văn học thực sự. Hồ Quý Ly trong lịch sử là nhân vật phản diện đến với văn học vẫn là chân dung của một kẻ phản diện. Trong quá trình xây dựng nhân vật, nhà văn vẫn bảo lƣu những yếu tố tên tuổi, tính cách và môi trƣờng sống của nhân vật nhƣ trong lịch sử, nhƣng để đem lại một cái nhìn mới từ một hình tƣợng cũ quen thuộc nhà văn Lê Hoan không đi sâu vào kể lại những tội ác của Hồ Quý Ly mà bằng cách trao cho nhân vật những lời thoại khiến cho nhân vật có điều kiện để bộc lộ bản chất tham tàn độc ác của mình một cách khách quan nhất. Chẳng hạn, ở hồi 5 khi đƣợc tin Trần Thiên Bình sắp về tới biên giới, Hán Thƣơng liền sai cận thần vào hỏi kế Quý Ly, Quý Ly ngay lập tức lâm triều nói: “Tiên lễ hậu binh, ấy là cách hay nhất trước hết ta hãy cử đại tướng đem quân mai phục những nơi hiểm yếu. Tiếp đó cho người chuẩn bị rượu thịt thiết đãi quân Thiên Bình, rồi dụ chúng vào rừng mà giết sạch để trừ mối họa về sau. Chính hồi Khổng Minh đánh Chu Du cũng đã dùng kế này, gọi là

“bày cung thiêng để tóm mãnh hổ, thả mồi ngon để bắt cá to” [26,38].

Những lời nói của Hồ Quý Ly đã lộ rõ bản chất nham hiểm độc ác của một kẻ lòng lang dạ sói, bề ngoài tỏ ra nhún nhƣờng chấp nhận sự sắp đặt của thƣợng quốc, rƣớc Thiên Bình về nƣớc để trao lại ngôi vua nhƣng bên trong

thì ngấm ngầm lập mƣu trừ khử bằng một trận mai phục ngoạn mục. Kế sách chiến lƣợc của kẻ từng chiếm ngôi nhƣ Quý Ly là “giết sạch để trừ mối họa về sau”.

Hay ở hồi 7, khi Quý Ly xa giá về Tây Đô, Hán Thƣơng lúc tiễn thƣợng hoàng ra ngoài thành có bày tỏ: “Hoàng phụ tiện đường hạ cố tới Lam Sơn mời anh em Lê Lợi ra phò giúp, nếu được thì nước ta khỏi phải lo.

Quý Ly nói:

- Xem ra hắn cũng chỉ là một gã nhà quê thôi, việc gì phải hạ nhục trẫm như vậy? Trẫm sẽ sai người gọi hắn tới, không tới thì trẫm giết quách đi là xong”[26,57].

Nhờ phƣơng tiện ngôn ngữ, tác giả đã để nhân vật Hồ Quý Ly tự biểu lộ đƣợc bản chất kiêu ngạo của mình. Khi có ý coi thƣờng xem anh em Lê Lợi chỉ là “gã nhà quê” và coi việc cầu hiền tài là “hạ nhục”, Quý Ly tỏ ra là một con ngƣời không biết tôn hiền đãi sĩ. Thói quen vốn dĩ của Quý Ly là giết nhầm còn hơn bỏ xót cho nên cầu hiền tài mà không tới thì “giết quách đi là xong”. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến Hồ Quý Ly nhanh chóng bị thất bại trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc, trấn yên bờ cõi.

Xem xét nhân vật Hồ Quý Ly từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tƣợng văn học, ta thấy tác giả Lê Hoan đã rất cố gắng để thoát khỏi cách ghi chép lạnh lùng của các sử gia. Nếu nhƣ nhân vật Hồ Quý Ly trong lịch sử đƣợc các nhà sử học ghi chép theo trình tự gắn liền với các sự kiện chính xác thì khi trở thành nhân vật văn học, tác giả Việt Lam tiểu sử không chỉ bằng tiến trình các sự kiện mà còn bằng tƣ duy logíc nghệ thuật của một nhà văn để cho nhân vật vận động nhƣ một chỉnh thể đƣợc bộc lộ những tính cách một cách khách quan và chân thực nhất.

2.2.3. Nhân vật Nguyễn Trãi từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tƣợng văn

học

Trong lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi đƣợc biết đến là một vị danh nhân văn hóa có đức độ tài năng. Với một sự nghiệp vinh quang vĩ đại gắn liền với một giai đoạn lịch sử sôi động cùng những biến cố có tầm vóc lớn lao mà trung tâm là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Khi giặc Minh xâm lƣợc, lửa khởi nghĩa đang rực cháy trên nhiều vùng của đất nƣớc mà lớn nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (Giản Định Đế) và Trần Quý Khoáng (Trần Trùng Quang), nhƣng Nguyễn Trãi đã bỏ qua tất cả những cuộc khởi nghĩa của phái hậu Trần để đem trái tim rực cháy tình yêu nƣớc góp thêm một ngọn lửa vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn khi ấy vừa mới nhóm. Là một ngƣời có tài năng đức độ nên ông đƣợc Lê Lợi rất tin cậy giao cho nhiệm vụ thừa chỉ học sĩ, giúp Lê Lợi trù hoạch quân mƣu dự thảo các văn kiện chính trị, ngoại giao. Những tháng ngày cùng chiến đấu với nghĩa quân Lam Sơn là những năm tháng gian khổ mà vĩ đại nhất trong cuộc đời Nguyễn Trãi. Là một cá nhân kiệt suất có vai trò to lớn trong lịch sử dân tộc nhƣng các trang sử viết về Nguyễn Trãi còn rất hạn hẹp, nếu có cũng chỉ rất mờ nhạt. Điều này có thể đối chiếu với bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư do các tác giả Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hƣu, Phan Phu Tiên soạn thảo. Nói về vai trò, vị trí của Nguyễn Trãi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, các tác giả có ghi chép tản mạn trong quyển X. Có thể điểm qua nhƣ sau:

Ngày 22, Lê Lợi cùng tổng binh quan nƣớc Minh họp hội thề ở phía Nam thành, quân bắc hẹn ngày 12 tháng 12 đem quân về nƣớc. Khi ấy các tƣớng sĩ và ngƣời nƣớc ta bị khổ về sự tàn ngƣợc của giặc đã lâu nên rủ nhau cố xin với Lê Lợi giết hết đi nhƣng duy có Hành Khiển Nguyễn Trãi ở nơi tham mƣu, đƣợc xem thƣ bọc sáp của Thông gửi về nƣớc nói: “Chớ tham chỗ đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

một góc mà làm nhọc quân đi muôn dặm, giả sử dùng quân đi như số quân đi đánh khi đầu, lại được 6, 7, 8 đại tướng như bọn Trương Phụ thì mới có thể đánh được, tuy nhiên có đánh được cũng không thể giữ được” nên biết rõ thế mạnh yếu của giặc mới chuyên chủ mặt hoà. Vua nghe theo, và hạ lệnh cho

các quan giải vây lui ra” [34,67].

Tháng 3 ngày 18, Lê Lợi cho đại hội các tƣớng và các quan văn võ để định công ban thƣởng, theo công cao thấp mà định thứ bậc “lấy thừa chỉ Nguyễn Trãi làm quan phục hầu, tư đồ Trần Hãn làm tả tướng quốc, khu mật

đại sứ Phạm Văn Xảo làm thái bảo, đều cho quốc tính” [34,84].

Mùa thu, tháng 9, ngày mùng 8, sau khi thái tử Nguyễn Long lên ngôi hoàng đế “Mùa đông, tháng 11, Nguyễn Trãi vâng sắc soạn văn bia,...” [34,105].

Nhƣ vậy, nếu chỉ bám sát vào một số chi tiết đƣợc ghi chép về Nguyễn Trãi trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, chúng ta khó có thể hình dung đƣợc những công lao to lớn mà ông đã đóng góp cho lịch sử dân tộc, đặc biệt là với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Với tƣ duy logíc nghệ thuật của một nhà văn, Lê Hoan đã kịp thời đáp ứng đƣợc thị hiếu của ngƣời đọc khi quyết định xây dựng nhân vật Nguyễn Trãi từ một nguyên mẫu lịch sử trở thành một hình tƣợng văn học độc đáo. Trên những trang viết của Việt Lam tiểu sử, nhân vật Nguyễn Trãi đã thực sự khẳng định đƣợc vai trò vị trí của mình trong lịch sử dân tộc. Trong khi xây dựng nhân vật, tác giả Lê Hoan đã có nhiều tìm tòi khám phá để xây dựng nhân vật Nguyễn Trãi nhƣ một nhân vật “sống. Xuất hiện trong Việt Lam tiểu sử, Nguyễn Trãi đƣợc giới thiệu một cách rõ ràng từ ngọn nghành gốc gác cho đến tƣ chất tài năng: “Nguyễn Trãi người Nhị Khê, huyện Thượng Phúc. Trãi từ tấm bé đã côi cút bần hàn, nhưng vốn tính thông

minh, các phép bói Nhâm, Cầm, Độn, Ất, không thứ nào không thạo

Sơn cũng đƣợc tác giả miêu tả rất kỹ. Khi tới nghỉ trọ ở một túp lều tranh, tình cờ Nguyễn Trãi gặp đƣợc thần nữ ở Sùng Sơn, thần nữ cho biết: “Nghe các ban ở lưỡng tào nói nước Nam đang nhiễu loạn, thượng đế sẽ cho Lê Lợi làm

vua, Nguyễn Trãi làm phụ tá để ổn định tình hình” [26,250]. Thấy vậy,

Nguyễn Trãi mừng rỡ tìm đến núi Thiên Nhẫn ở Nghĩa An chờ thời cơ tìm gặp bằng đƣợc Lê Lợi. Qua 6, 7 tháng ở lại đây, nhân lúc các cụ già đến gặp Lê Lợi đề đạt ý kiến, Nguyễn Trãi liền đi theo trèo lên mái nhà, thấy có một chỗ hổng ông xuống nấp vào góc phòng chờ lúc Lê Lợi bày xong Thái ất thì vén màn xông vào khiến cho Lê Lợi “giật mình tuốt gươm ra định chém” [26,252]. Thì ra kẻ vén màn sụp lạy Lê Lợi chính là Nguyễn Trãi. Cuộc gặp gỡ vào giữa lúc đêm khuya đầy bất ngờ tạo nên dấu nhấn giữa hai vị “vua sáng” và “tôi hiền” mà sau này sẽ là “vi quân”, “vi thần” cùng sát cánh bên nhau xây dựng đại nghiệp. Nguyễn Trãi đến với nghĩa quân Lam Sơn gần nhƣ là do trời đã định sẵn “Đó là vị danh thần mở nước theo sứ mệnh trời trao” [26,250]. Chính cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là môi trƣờng thuận lợi để Nguyễn Trãi bộc lộ tâm huyết, tài năng và nhân cách của mình. Những ngày đầu mới đến với nghĩa quân, ông đảm nhiệm việc dạy chữ cho binh lính. Ngƣời nhập học rất đông “tiếng đọc sách hoà cùng âm thanh núi rừng, vẻ văn chương hợp

với cảnh sắc mây ngàn” [26,255]. Là một vị quân sƣ biết nhìn xa trông rộng,

Nguyễn Trãi thay mặt các tƣớng sĩ khuyên Lê Lợi lên ngôi hoàng đế để thuận với lòng dân, thu họp quân sĩ đánh giặc. Vì sợ mang tiếng bất nghĩa Lê Lợi không chịu lên ngôi, Nguyễn Trãi đã dùng kế lấy mật ong vẽ lên cây cổ thụ dòng chữ “Lê Lợi vi vương, Nguyễn Trãi vi phụ” (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm phụ tá) [26,260], để kiến ong tụ tập tới ăn, làm trống chỗ vỏ cây có mật ong, tin đồn đi khắp nơi Lê Lợi cho rằng đó là ý trời mới quyết định chọn ngày lên ngôi. Nhờ kế của Nguyễn Trãi, Lê Lợi lên ngôi giúp cho lòng dân quy thuận, triều đình đƣợc tổ chức sắp xếp rạch ròi, trên dƣới đƣợc sắp đặt

theo thứ bậc rõ ràng từ các quan văn, quan võ,... Những kẻ hào trƣởng lũ lƣợt kéo nhau tới theo, quần thần tâu xin dấy binh, tƣớng sĩ một lòng hăm hở bƣớc vào cuộc kháng chiến chống quân Minh. Không những là một ngƣời “trên thông thiên văn dưới tường địa lý” Nguyễn Trãi còn là một vị tƣớng có tài thao lƣợc. Với khả năng linh hoạt tính toán nhƣ thần lại khá am hiểu binh thƣ binh pháp, Nguyễn Trãi luôn lƣờng trƣớc đƣợc âm mƣu của địch. Nhờ dùng mƣu trí, trận Nghĩa An, Cầm Bành, Nguyễn Trãi thắng lớn. Lòng quân háo hức thừa thắng tiến đánh Trà Long, Lâm Thao, Đoan Hùng, Tuyên Hóa,... khiến kẻ thù phải hồn siêu phách lạc. Ví nhƣ trận đánh Cầm Bành, Nguyễn Trãi bày binh bố trận cho quân mai phục để dụ cho Cầm Bành ra hàng, bực tức Bành kiên quyết chống đỡ. Nguyễn Trãi “vờ tức giận” sai Đoàn Mãng ra đánh đƣợc vài hiệp giả cách thua vừa chạy vừa chửi nhƣng Mãng biết là kế nghi binh lừa địch nên quyết không đuổi theo. Nguyễn Trãi thấy mƣu kế bị lộ lập tức bày kế khác cho quân theo đƣờng tắt, đánh kẹp lại từ hai bên, đánh nhau với Bành hơn trăm hiệp mà vẫn chƣa phân thắng bại, Cầm Bành biết chống đỡ không nổi nên chạy vào thành cố thủ không trở ra nữa, trƣớc tình thế đó Nguyễn Trãi “lệnh cho quân sĩ đem đất lấp hào, dùng thang mây áp sát vào thành leo lên. Trên thành cầm Bành sai bắn đá xuống, làm cho thang mây bị đứt không thể nào leo lên được. Trãi ra lệnh khoét một đường hầm xuyên

vào trong thành, khiến đối phương khó bề vào nổi” [26,276]. Qua mấy ngày

thành vẫn chƣa hạ đƣợc, Nguyễn Trãi liền cho 1000 quân tới mai phục ở ngoài cửa thành phía tây, lại cho một số khác đi lấy rơm củi chất thành phía đông và chuẩn bị đốt thành. Bằng mƣu trí và sự kiên trì cuối cùng Nguyễn Trãi cũng hạ đƣợc Cầm Bành.

Rõ ràng thông qua tác phẩm Việt Lam tiểu sử, hình tƣợng Nguyễn Trãi đƣợc tác giả khắc họa chi tiết hơn nhiều so với những gì mà các tác giả Đại

hơn về những đóng góp và công lao to lớn của ngƣời anh hùng Nguyễn Trãi đối với lịch sử dân tộc, một phần công lao to lớn là nhờ vào sự sáng tạo của nhà văn Lê Hoan.

Nhƣ vậy, qua việc tìm hiểu khái quát một số nhân vật trong tác phẩm

Việt Lam tiểu sử từ nguyên mẫu đến hình tƣợng văn học, chúng ta phần nào

thấy đƣợc sự sáng tạo của tác giả Lê Hoan trong quá trình xây dựng nhân vật.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan (Trang 53)