Những nét tƣơng đồng giữa nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan (Trang 62 - 66)

3. Vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử

2.3.1.Những nét tƣơng đồng giữa nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu

tiểu sử với nhân vật trong lịch sử và nguyên nhân của sự tƣơng đồng 2.3.1.1. Những nét tƣơng đồng

Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan là một cuốn tiểu thuyết lịch sử. Do vậy,

những nhân vật và sự kiện trong tác phẩm đƣợc xây dựng trên cơ sở những nhân vật và sự kiện lịch sử có thật là điều tất yếu. Nhà nghiên cứu Chƣơng Thâu trong bài viết Đọc Việt Lam xuân thu (bản duy tân) nghĩ về người khắc

in, công bố và một vài nhân vật, thời đại đã từng nhận xét Việt Lam tiểu sử là:

Một cuốn tiểu thuyết, “tiểu thuyết lịch sử”. Bút pháp là theo kiểu chương hồi,

cách diễn thuật không hợp với nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại, nhưng chủ đề, chủ ý của tác giả thì rõ ràng là rất được trân trọng. Tác giả muốn tô đậm cho những cử chỉ nghĩa khí, những sự tích anh hùng. Tư tưởng dân tộc, lòng tự hào, chí bất khuất, niềm tha thiết với vận mệnh tổ quốc là điều rõ ràng không

thể nào phủ nhận được” [63,388]. Xuất phát từ đề tài lịch sử dân tộc, từ chủ ý

ca ngợi những ngƣời anh hùng dân tộc cho nên các nhân vật trong Việt Lam

tiểu sử ít nhiều cũng đƣợc bảo lƣu những đặc điểm nhất định. Những yếu tố

đƣợc bảo lƣu từ thực tế lịch sử rất phong phú và đa dạng. Đó là các sự kiện chính trị diễn ra trong cuộc đời của nhân vật, là tên tuổi, vị trí vai trò của nhân vật trong lịch sử, là các sự kiện chính trị diễn ra trong cuộc đời của nhân vật.

Chẳng hạn, trong lịch sử dân tộc, tiếng tăm của Lê Lợi gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vai trò to lớn của Lê Lợi là lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn vƣợt qua mọi khó khăn gian khổ đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, đem lại độc lập tự do cho nhân dân. Nói đến tên tuổi vai trò vị trí của Lê

Lợi, các tác giả Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: “Vua họ Lê, huý là Lợi, người hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa, ở ngôi 6 năm, thọ 51 tuổi, chôn ở Vĩnh Lăng. Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 10

năm mà thiên hạ đại định” [34,7].

Từ một yếu nhân có vai trò và vị trí trong lịch sử nhƣ Lê Lợi, khi xây dựng trở thành một hình tƣợng văn học, nhà văn Lê Hoan vẫn bảo lƣu danh tính và nguồn gốc xuất thân của nhân vật “Đám con của cụ Lê Thường người hương Lam Sơn, huyện Nga Lạc, phủ Thanh Hóa. Trưởng là Lê Lai, thứ nữa

là Lê Lợi,…” [26,32]. Đồng thời nhà văn cũng bảo lƣu cả vai trò vị trí của Lê

Lợi nhƣ trong lịch sử. Tuy rằng trong quá trình xây dựng nhân vật, tác giả có hƣ cấu thêm một số sự kiện gắn liền với cuộc đời nhân vật nhƣng đó là xuất phát từ những ý đồ cá nhân của tác giả, vấn đề trung tâm đƣợc tác giả chú ý khai thác vẫn là vai trò to lớn của ngƣời anh hùng Lê Lợi trong quá trình lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chống giặc ngoại xâm, giúp dân ổn định.

Đọc Việt Lam tiểu sử, chúng ta dễ dàng nhận thấy những sự kiện gắn với

nhân vật đƣợc tác giả chú ý bảo lƣu. Mặc dù những sự kiện ấy chƣa chính xác hoàn toàn về thời gian nhƣ trong Đại Việt sử ký toàn thư nhƣng dù sao cũng đƣợc tác giả đƣa vào làm nòng cốt. Ví dụ:

Sự kiện Hồ Quý Ly cƣớp ngôi nhà Trần là một trong những sự kiện quan trọng, đánh dấu bƣớc ngoặt của lịch sử dân tộc. Chính từ sự việc họ Hồ cƣớp ngôi nhà Trần, kẻ thù lợi dụng lúc trong nƣớc lòng dân nhiễu loạn đã đem quân sang xâm lƣợc gây ra những thảm họa to lớn. Sự kiện này trong Việt Lam tiểu sử, đã đƣợc tác giả Lê Hoan ghi lại tuy vắn tắt nhƣng rất cơ bản:

Năm canh thìn, Thiên Thánh thứ một, Quý Ly chiếm ngôi lấy tên nước là Đại

Ngu, đặt niên hiệu là Thiên Thánh. Cướp ngôi được một năm tự xưng là Thái thượng hoàng, truyền ngôi cho con là Hán Thương, đổi niên hiệu là Thiệu

Nói về sự kiện này trong Đại Việt sử ký toàn thư, các tác giả cũng có chép: “Canh thìn năm thứ 3 (1400) (Năm nay nhà Trần mất từ tháng 3 trở đi. Quý Ly cướp ngôi, xưng là Thánh Nguyên năm thứ một - Minh Kiến Văn thứ 2). Mùa xuân tháng giêng, Lê Quý Ly lập con là Hán Thương làm thái tử” [18,662]. Đến mùa đông tháng 12 Quý Ly “đem nhường ngôi cho con là Hán

Thương tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng trông coi chính sự” [33,665].

Sự kiện Hồ Quý Ly bị bắt là một chi tiết đƣợc Lê Hoan chú ý khai thác để khắc họa kết cục thảm hại của một ông vua chuyên quyền bạo ngƣợc trong lịch sử nƣớc ta: “Ngày Ất Mão, Liễu Thăng dẫn vệ binh Vĩnh Định gồm Vương, Sài, Hồ v.v. Cả thảy 7 người đi tầm nã, biết Quý Ly đang ẩn náu trong núi, liền xua quân vào lùng sục, bắt được Quý Ly và con là Quý Trừng trói

đưa lên xe” [26,154]. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, các tác giả cũng có chép:

Tháng 11 quân Minh đánh Vĩnh Ninh, vệ quân là bọn Vương Sài Hồ bảy

người bắt được Quý Ly ở ghềnh Chẩy Chẩy” [33,693].

Nhƣ vậy, ngoài các yếu tố nhƣ vai trò, vị trí, tên tuổi, của các nhân vật trong lịch sử đƣợc tác giả bảo lƣu thì các sự kiện lịch sử gắn liền với cuộc đời nhân vật cũng đƣợc tác giả chú ý bảo lƣu để làm nòng cốt cho tác phẩm.

2.3.1.2. Nguyên nhân của sự tƣơng đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù bắt nguồn từ hiện thực đời sống. Nhà văn là ngƣời thƣ ký trung thành của thời đại luôn luôn bám sát và phản ánh một cách sinh động, phong phú về cuộc sống. Vì vậy, tính hiện thực là thuộc tính tất yếu của văn học. Tuy rằng, trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan đã thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn nhƣng những gì thuộc về thế giới hiện thực vẫn là nền tảng để tác giả thể hiện cách nhìn nhận và thể hiện những quan niệm thẩm mỹ của mình. So sánh hai thế giới hiện thực: Hiện thực ngoài đời và hiện thực trong tác phẩm, bao giờ cũng có những điểm tƣơng đồng nhất định. Điều này đặc biệt đáng lƣu ý ở các tác

phẩm đƣợc xây dựng trên nền của những sự kiện lịch sử nhƣ tiểu thuyết lịch sử. Theo tác giả Nguyễn Phƣơng Chi: “Tiểu thuyết lịch sử tuyệt đối không cho phép nhà văn xây dựng lịch sử trên những mẫu của bản thân hiện nay mà phải trên những mẫu của bản thân lịch sử, cốt truyện phải phù hợp với xu thế lịch sử, nhân vật phải mang đặc điểm của thời đại sinh ra nó, và ngôn ngữ

đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại cũng phải có tính lịch sử” [11,113].

Chính bởi phải xây dựng trên những mẫu của bản thân lịch sử cho nên một trong những vấn đề mà các tiểu thuyết gia lịch sử quan tâm đó là phản ánh hiện thực lịch sử. Nhà văn Lê Hoan là một ngƣời có tâm huyết với lịch sử dân tộc, lại là ngƣời có trình độ học vấn cao. Ông thƣờng xuyên có điều kiện đi đây đi đó để khảo sát các tƣ liệu lịch sử và đặc biệt có sở thích lƣu lại những điều mắt thấy tai nghe. Khi quyết định đƣa các nhân vật lịch sử đã đƣợc sử sách lƣu truyền, đã đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhƣ Lê Lợi, Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi,... để gia công nhào nặn trở thành hình tƣợng văn học, Lê Hoan đã rất thận trọng bám sát vào hiện thực lịch sử để làm sống lại những nhân vật lịch sử vừa sinh động vừa có tác dụng khơi gợi sự hiếu kỳ ở ngƣời nghe, ngƣời đọc. Do vậy, trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử chúng ta không phủ nhận có những điểm tƣơng đồng với sự thật lịch sử. Đây cũng chính là cơ sở để tạo nên tính tƣơng đồng cơ bản giữa nhân vật trong Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan với các nhân vật có thật trong lịch sử.

Tiểu thuyết chƣơng hồi chữ Hán Việt Nam là một hệ thống những tác phẩm văn học có đề tài liên quan đến lịch sử đến các nhân vật và sự kiện lịch sử đã xảy ra. Tác phẩm Việt Lam tiểu sử là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết cấu chƣơng hồi. Các nhân vật đƣợc Lê Hoan tập trung xây dựng là những nhân vật lịch sử đã rất quen thuộc với đông đảo quần chúng nhân dân. Khi đã có ý định làm sống lại các nhân vật lịch sử có thật thì điều đầu tiên khiến tác giả phải chú ý đó là việc bảo lƣu danh tính, nguồn gốc xuất thân, vai

trò và vị trí của nhân vật, kể cả thời đại và môi trƣờng mà nhân vật đang sống. Nhờ có những yếu tố cơ bản đƣợc bảo lƣu để làm nòng cốt giúp cho tác giả tự tin hơn khi xây dựng nhân vật. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tƣơng đồng ở những mức độ nhất định giữa nhân vật trong Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan và các nhân vật có trong sử sách.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết việt lam tiểu sử của lê hoan (Trang 62 - 66)