7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN
2.1.2. Dùng từ ngữ phủ định
Các từ ngữ phủ định có tác dụng phủ định trạng thái, tính chất do động từ và tính từ biểu thị. Nhìn chung, các từ ngữ phủ định không có khả năng dùng độc lập, tuy nhiên trong đối thoại chúng có thể một mình tạo thành câu (trả lời). Ví dụ:
- Pây háng bấu? - Bấu
(Đi chợ không? - Không.)
- Kin ngài xằng? - Xằng
(Ăn cơm trƣa chƣa? - Chƣa)
- Mầư nắt mí? - Mí
(Mày thích không? - Không)
Dựa vào chức năng, các từ ngữ phủ định trong tiếng Tày đƣợc chia ra làm hai loại:
Loại 1: Chỉ dùng để phủ định chứ không dùng để cấu tạo câu hỏi. Đó là
ná (chớ, đừng), nắm (không). Ví dụ:
- Hất nà ná tá rẩy (Làm ruộng chớ bỏ rẫy). - Nápjàng pàng dạy (Đừng dối bạn bè) - Nắm chắc dú tầƣ (Không biết ở đâu)...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Loại 2: Là những phụ từ vừa có tác dụng phủ định vừa có thể dùng để tạo câu hỏi, đó là: bấu, mí, xằng, páy...Mặc dù chúng đều là những từ ngữ với vai trò chính là phủ định nhƣng sắc thái của chúng có một số nét khác nhau.
- Bấu: có sắc thái phủ định ở mức độ mạnh nhất (không). Ví dụ:
Slon bấu? (học-bấu = Học không?
Bấu slon. (bấu-học = Không học)
- Mí: Sắc thái phủ định nhẹ hơn một chút (không/chƣa). Ví dụ:
Pây mí? (đi-mí = Đi không?)
mí pây/đang pây (mí-đi/đang-đi = Không đi/ đang đi) - Xằng: Sắc thái phủ định giảm hơn (chƣa). Ví dụ:
Hăn xằng? (thấy-xằng = Thấy chƣa?)
Xằng hăn/ ái hăn (xằng thấy/ ái thấy = Chƣa thấy/sắp thấy)
- Páy: sắc thái phủ định nhẹ nhất ( chƣa/đừng). Ví dụ:
Hất páy? (làm-páy = Làm chƣa?) Hất dá (làm-rồi = Làm rồi).
Cấu trúc thƣờng gặp của câu hỏi loại này có dạng: Chủ ngữ - vị ngữ - bấu, mí, xằng, páy, ví dụ: - Pí chài mì lục xằng?
(anh-chị-có-con-xằng = Anh chị có cháu chƣa?)
- Bản Bảc nhằng mì cần chắc lượn mí?
(bản-bác-còn-có-ngƣời-biết-lƣợn-mí = Bản bác còn có ngƣời biết hát lƣợn không?)
- Pửa cón đồng bào đạ đoàn kết tức Nhật, tức Tây. Cạ này lèo đoàn kết hẩư dân hây chàu mì nước hây sleng them. Đồng bào hất đảy bấu?
(bữa-trƣớc-đồngbào-đã-đoàn kết-đánh-Nhât-đánh-Tây-lần-này-lại-đoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đồng bào đã đoàn kết đánh Nhật, đánh Tây. Năm nay lại đoàn kết cho dân giàu nƣớc mạnh hơn. Đồng bào có làm đƣợc không?)
- Pá mé cạ noọng hất khẩu, noọng hất páy?
(bố-mẹ-nói-con-làm-cơm-con-làm-páy = Bố mẹ dặn em nấu cơm, em
nấu chƣa?)