Khắc họa hình tƣợng nhân vật

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày (Trang 114 - 117)

7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

3.3.2. Khắc họa hình tƣợng nhân vật

Khi nghiên cứu những yếu tố góp phần tạo nên hình tƣợng nghệ thuật của nhà văn Nông Viết Toại, có thể thấy ngôn ngữ mà tác giả sử dụng không chỉ thấm đƣợm tính dân tộc mà còn phản ánh quan niệm nhân sinh của ông về cuộc sống. Việc ông lựa chọn chất liệu ngôn từ tiếng Tày trong cách đặt câu hỏi của mỗi nhân vật phần nào là sự thể hiện cụ thể và chân thực nhất tâm hồn ngƣời dân miền núi.

Viết về những ngƣời chiến sĩ trên con đƣờng hoạt động cách mạng tác giả khắc họa ở những nhân vật này là sự nhiệt thành, dũng cảm, kiên định và niềm tin son sắt vào sự nghiệp cách mạng, là sự chân tình gắn bó trong tình nghĩa cá nƣớc quân dân (qua những câu hỏi của Lƣu với bố vợ và với em rể về tình hình buổi chiều bọn Chánh Mói săn tìm, với Niệm về việc Lƣu quyết định ra đi Boỏng tàng tập éo, hoặc qua câu hỏi của Thanh với bà Nậu “Chài vệ quốc đoàn”...)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Viết về những ngƣời dân miền núi trên con đƣờng đấu tranh với những hủ tục lạc hậu và cƣơng quyền để đi tới cuộc sống mới tiến bộ, hạnh phúc, hoặc những ngƣời dân đi theo cách mạng, Nông Viết Toại đã dành cho họ những trang văn thấm đƣợm sự trìu mến. Cuộc sống chan hòa của ngƣời dân miền núi đƣợc hiện ra với những cảnh đời sinh hoạt thƣờng nhật phản ánh qua những câu hỏi mộc mạc của ngƣời dân đầu tác phẩm “Boỏng tàng tập éo”. Tính cách của nhân vật đƣợc thể hiện rõ qua lời hỏi, qua câu hỏi trong truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toại ta hiểu rõ hơn những suy nghĩ của những nhân vật là ngƣời dân miền núi, chẳng hạn:

- Bà Niệm: Một bà mẹ với những lo lắng cho những đứa con. Những câu hỏi lặp đi lặp lại của bà: “Pện nảy hết lừ?” (Thế thì tính làm sao?), “Ca nảy hết lừ” (Bây giờ biết làm gì?) phản ánh nét suy nghĩ của những ngƣời phụ nữ nói chung. Họ vốn đã quen với cuộc sống bình lặng trong gia đình, bởi vậy việc săn tìm của bọn Chánh Mói chẳng khác nào nhƣ cơn giông bỗng ập tới khi trời đang nắng ráo. Biết phải làm những việc gì để tránh khỏi những sự việc xảy ra đột ngột nhƣ vậy? Suy tƣ đầy trăn trở của ngƣời mẹ đƣợc thể hiện qua những câu hỏi động viên con rể không dấu nổi sự lo lắng và cũng chứa đầy biết bao tình cảm.

- Em rể Lƣu (Độ): Là hình ảnh của một trong những ngƣời dân giác ngộ cách mạng, tin tƣởng và sự nghiệp cách mạng. Trƣớc tình thế nguy cấp, Độ không an lòng để Lƣu ra đi trong đêm tối. Độ đã khuyên Lƣu ở lại nhà mình

hết đêm nay rồi sáng sớm mai hãy ra đi: “Tằng cừn đăm nhám quá hâu pây

đảy?” (đêm hôm tối tăm thế này đi đâu đƣợc?). Độ bất chấp mọi sự rình rập, hiểm nguy mà bảo vệ Lƣu - ngƣời chiến sĩ kiên trung của cách mạng.

- Niệm: Thông qua những câu hỏi nội tâm, nhân vật Niệm đƣợc hiện lên rõ nét: “Thai phi lụ ni địp?” (Không biết chết rồi thành ma hay vẫn sống kiếp chui nhục?); “Bát nẩy au cần hâu phẳn chước vài?” (Bây giờ lấy ai bện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thừng?); “Thâng mảu thây như cần hâu mà tức thây, chỏi phưa?” (Đến mùa

lấy ai đẽo cày, đóng bừa?) “Thâng nảu tan tắp, cầu mà hưa ham pựn, bec pè?” (Đến mùa gặt hái ai giúp mình khiêng loỏng vác ván đạp lúa?); “Slíp pet pi liện pền mải lẻ pây au cần mấu?” (Mƣời tám tuổi đã goá bụa, lại đi lấy

ngƣời khác ƣ?); “Pây hết mẻ nả mẻ lăng, hẩu pâu đá pận tởi lò? (Đi làm vợ

kế, vợ bé để ngƣời ta mắng chửi một đời ƣ?); “Nhược ca pện lừ chứ điêp đâu

cò pện nẩy vằn hâu chắng nặm chai dài pốc?” (Chẳng biết bao giờ mới đến ngày nƣớc dạt cát vùi?)

Những câu hỏi của Niệm thực sự là những trăn trở, những băn khoăn rất thực, rất đời thƣờng của những ngƣời vợ có chồng đi xa đối diện với hiểm nguy, đồng thời qua đó còn làm toát lên vẻ đẹp hiền dịu của những ngƣời phụ nữ miền núi chân chất, thật thà.

Mặc dù vợ chồng cƣới nhau chƣa đƣợc bao lâu, nhƣng tình cảm mà Niệm dành cho Lƣu thật đáng trân trọng. Tình cảm chân thành mộc mạc đó toát lên nét đẹp chung của ngƣời phụ nữ Việt Nam: luôn dành cho chồng những sự quan tâm hết mình. Niệm đã một mình đi tìm Lƣu khi bọn Chánh Mói đang ráo riết săn tìm Lƣu, và cô cũng một mình đi tìm Lƣu trong buổi sáng sớm để mang quần áo cho Lƣu, để đƣợc tiễn đƣa Lƣu đi hoạt động cách mạng.

Bằng việc sử dụng những câu hỏi trực tiếp và gián tiếp linh hoạt nhà văn Nông Viết Toại đã đạt đƣợc hiệu quả trong việc khắc họa tính cách các nhân vật theo hai tuyến đối lập nhau: phản diện và chính diện. Đại diện cho nhân vật phản diện đàn áp cuộc đấu tranh cách mạng là Chánh Mói. Mặc dù số lƣợng câu hỏi không nhiều nhƣng những câu hỏi đó đạt đƣợc hiệu quả nghệ thuật thật to lớn (Chánh Mói nói với gia đình ông Niệm…). Bản tính của kẻ gian xảo đƣợc thể hiện qua lời kể của ông Niệm và đƣợc thể hiện rõ qua câu hỏi với gia đình ông Niệm “Hò khươi mầu hết cộng sản, mầu chắc bấu?”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Thằng rể nhà mày làm cộng sản, mày biết chƣa?), một câu hỏi đầy xấc xƣợc nhƣ chính con ngƣời hắn vậy.

- Bà Nậu: Là hình ảnh ngƣời dân miền núi chất phác. Nhà văn đã dùng nhiều câu hỏi khi bà Nậu muốn tìm hiểu về ngƣời chiến sĩ Vệ quốc đoàn Thanh. Đó là những lời hỏi thăm bình dị mà chứa đựng biết bao ân tình. Bà đã nói hộ cho tất cả những ngƣời dân miền núi lời cảm ơn chân thành nhất đối với những anh Vệ quốc đoàn.

- Tình cảm gia đình của những ngƣời dân miền núi trong câu chuyện “Hăn phi” cũng đƣợc nhà văn thể hiện sinh động trong cảnh đoàn viên của gia đình khi Sáng trở về. Những câu hỏi đổi vai liên tiếp đƣợc tác giả vân dụng không chỉ toát lên niềm hạnh phúc vô bến bờ của ngƣời mẹ đối với ngƣời con, mà hơn hết đó còn là sự ngạc nhiên và lật ngƣợc niềm tin vô căn cứ. Từ niềm tin mê muội đến lúc này bà Sáng mới hiểu rõ sự tình rằng những lời nói phán truyền về cái chết của bà “nàng hƣơng” về Sáng chỉ là những lời hoang đƣờng.

Nếu nhƣ các hình ảnh nhân vật thể hiện quan niệm nhân sinh quan của nhà văn về thế giới khách quan, thì có thể xem câu hỏi là yếu tố thể hiện rõ nhất bút lực của nhà văn trong sáng tác văn chƣơng. Phong cách nghệ thuật của nhà văn đƣợc thể hiện qua việc lựa chọn ngôn từ, tạo nên giọng điệu của nhân vật. Trong truyện ngắn của Nông Viết Toại câu hỏi không chỉ là những lời hỏi đơn thuần mà chúng góp phần quan trọng trong việc khắc họa tính cách của nhân vật. Mỗi nhân vật một tính cách và việc sử dụng câu hỏi cũng thể hiện rõ những sắc thái riêng biệt.

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)