Câu hỏi có giá trị biểu cảm

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày (Trang 82 - 89)

7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

2.2.2.2. Câu hỏi có giá trị biểu cảm

Một phát ngôn đƣợc coi là đạt tới đích biểu cảm khi nó biểu thị thái độ, sự đánh giá về một sự vật, một đối tƣợng đƣợc nói đến hay về chính nhân vật tham gia giao tiếp. Đó có thể là cảm thông, trân trọng, yêu thƣơng, chia sẻ..., cũng có thế đó là thái độ nghi ngờ, bực bội, mỉa mai, châm biếm...Trong tiếng Tày, tất cả những sắc thái nói trên đều có thể đƣợc thể hiện thông qua hành vi hỏi. Cụ thể là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

a. Hỏi - băn khoăn, nghi ngờ

Trong tiếng Tày, những câu hỏi có sự tham gia của các từ ngữ có nghĩa phủ định nhƣ mí, bấu, mí chắc, bấu chắc, nắm chắc tạo nên hoặc những từ ngữ biểu thị tình thái thƣờng diễn tả nỗi băn khoăn, lo lắng của ngƣời nói trong những tình huống giao tiếp nhất định. Ví dụ:

(1) Nhằng sloong vằn le thâng dá, nắm chắc te mừa kịp bấu?

(Còn hai ngày nữa là đến rồi, không biết nó về kịp không?)

Với câu hỏi trên SP1 không có mong muốn SP2 trả lời. Xét ở bề mặt đây là câu hỏi về khả năng thực hiện hành động của một ngƣời thứ ba. Chủ ý của SP1 bày tỏ sự băn khoăn không biết liệu ngƣời này “có về kịp không”. Đích ngôn trung ở đây là sự quan tâm, lo lắng của SP1 đƣợc thể hiện dƣới hình thức của câu hỏi.

(2) Ăn xe cúa noọng vai dá (Cái xe của em hỏng rồi)

Au mà nảy câu ngòi hử (Lấy về đây anh xem cho)

A lối, liệu chài chắc chỏi bấu? (Ôi, anh biết sửa không?)

Về mặt hình thức, câu hỏi của SP1 có sử dụng từ phủ định bấu ở cuối câu.Ý nghĩa bề mặt của phát ngôn trên là hỏi về khả năng của SP2 liệu có thực hiện đƣợc hành động đã nói (sửa xe) hay không. Tuy là hỏi nhƣng thực tế Sp1 lại đang băn khoăn, nghi ngờ, thậm chí không tin vào khả năng của SP2. SP1 hỏi không nhằm mục đích yêu cầu SP2 trả lời. Đích ngôn trung của phát ngôn hỏi trên là diễn đạt một trạng thái tâm lí nảy sinh trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc thoại.

b. Hỏi - trách móc, phê phán

Trách móc, phê phán là dùng lời nói chỉ ra thái độ, việc làm... của ngƣời khác những điều mà theo SP1 là không hợp chuẩn và cần hoặc nên thay đổi. trách móc, phê phán thƣờng xảy ra khi SP1 rơi vào trạng thái tâm lí bất ổn có thể là đang lo lắng, bực tức, không bằng lòng. Chính vì vậy trách móc, phê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phán ảnh hƣởng, có khả năng đe dọa đến thể diện cũng nhƣ mối quan hệ giữa SP1 và SP2. Thông thƣờng trách móc, phê phán là xuất phát từ vai giao tiếp ở vị thế cao, hƣớng về vai giao tiếp ở vị thế thấp.

Hiệu lực của trách móc, phê phán phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh giao tiếp. Nếu nhƣ trách móc, phê phán chỉ diễn ra trong phạm vi giữa hai cá nhân với nhau thì có thể hiệu lực phê phán sẽ nhẹ hơn, thiên về trách móc. Nếu phê phán diễn ra trong phạm vi rộng, thực hiện dƣới sự chứng kiến của nhiều ngƣời thì có thể hiệu lực phê phán mang sắc thái nặng nề hơn, vì lúc này thể diện của SP2 bị đe dọa.

Để làm giảm hiệu lực trách móc, phê phán, hay nói cách khác là để trách móc hay phê phán mà không làm mất lòng nhau, ngƣời Tày thƣờng dùng câu hỏi để thực hiện chiến lƣợc trách móc, phê phán. Với chiến lƣợc này, ngƣời

Tày hay sử dụng câu hỏi bắt đầu bằng từ ngữ nghi vấn lăng - (sao), nhoòng

lăng - (tại sao) và kết thúc bằng các từ pện tỷ, pện nảy (thế này), hoặc các từ biểu thị tình thái lỏ, dế. Ví dụ:

(1) Một học sinh đi học muộn, cô giáo hỏi:

Cà này noọng ngám thâng lỏ? Chắc kỉ lai dờ bấư?

(Bây giờ em mới đến hả? biết mấy giờ rồi không?)

Phát ngôn trên có hình thức một câu hỏi về sự chậm chễ của một học sinh, nhƣng đó còn là một lời trách móc của cô giáo về việc đi học muộn của học sinh trên. Thông qua hình thức hỏi này, cô giáo tỏ thái độ không bằng lòng và có phần khiển trách về hành động đi muộn của học sinh.

(2) Te slinh mầư oóc, hử mầư kin, hử mầư nủng. Lăng mầư hất pện nảy?

(Nó sinh ra mày, cho mày ăn, cho mày mặc. Sao mày lại làm thế?)

Phát ngôn trên là lời của một ngƣời có vị thế cao (SP1) nói với ngƣời có vị thế thấp (SP2), giữa họ có mối quan hệ gần gũi, thân thiết (có thể là anh em, họ hàng). Nó có hình thức của một câu hỏi nhƣng thực tế đây không đơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuần chỉ là để hỏi cần phải điền khuyết thông tin còn chƣa rõ. Khi đƣa ra phát ngôn này SP1 không chờ đợi câu trả lời từ phía SP2. Nội dung đƣợc đề cập trong phát ngôn là thái độ của SP1 về hành động của SP2, một hành động trái với các chuẩn mực, các quy ƣớc của cộng đồng, có ảnh hƣởng xấu đến ngƣời khác (trong trƣờng hợp này đó là bố hoặc mẹ của SP2). Đồng thời với phát ngôn hỏi này SP1 yêu cầu SP2 xác nhận nội dung mà SP1 tin rằng SP2 sẽ thừa nhận là sai. Do đó phát ngôn trên chứa hiệu lực phê phán.

Đặc điểm của các phát ngôn loại này là: SP2 vừa là ngƣời tiếp nhận vừa là chủ thể của nội dung mệnh đề. Sự việc đƣợc nhắc đến trong nội dung mệnh đề đã xảy ra trong tiền ngôn cảnh. Khi nói SP1 tin rằng trong nhận thức của SP2 đã phát hiện ra sự lệch chuẩn của sự việc, hành động mà mình đã gây ra. Mức độ phê phán phụ thuộc vào các đại từ nghi vấn hay các tiểu từ tình thái đi kèm.

c. Hỏi - mỉa mai, chế giễu

Một câu hỏi có hiệu lực chế giễu, mỉa mai thƣờng chứa đựng các yếu tố sau: Các dấu hiệu hình thức đánh dấu hành vi hỏi nhƣ các từ ngữ nghi vấn, cấu trúc nghi vấn, các từ ngữ biểu thị tình thái. Mỗi liên hệ giữa nội dung với đối tƣợng bị mỉa mai, chế giễu. Cấu trúc tham thể phản ánh nội dung chế giễu biểu hiện gián tiếp theo nhiều cách khác nhau với hiệu lực mỉa mai, chế giễu.

Trong tiếng Tày, những câu hỏi có mục đích mỉa mai, chế giễu thƣờng sử dụng các từ ngữ biểu thị tình thái. Ví dụ:

(1) Thấy con gái đi chơi về muộn, bà mẹ nói:

Lủc nhình cần pây liểu tẳm slíp ất giờ chắng mà. Đây slao nỏ?

(Con gái đi chơi tận mƣời một giờ mới về. Đẹp mặt nhỉ?)

Hành vi hỏi của phát ngôn trên đƣợc đánh dấu bằng từ ngữ biểu thị tình thái nỏ - “đây slao nỏ”. Dựa vào ngữ cảnh có thể thấy thực chất phát ngôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hỏi trên không chứa điều nghi vấn của ngƣời mẹ. SP1 không có nhu cầu buộc SP2 (ngƣời con) phải trả lời. Nội dung của phát ngôn trên là lời nhận xét của SP1 về một hành động của SP2 mà theo SP1 là không đúng, không bằng lòng. Dựa vào nghĩa hiển ngôn thì nhận xét này có nội dung trái ngƣợc với cách nghĩ, cách đánh giá thực tế của SP. Ở đây, tƣởng là khen nhƣng thực ra là mỉa mai, chê bai. Muốn nhận biết đƣợc điều này cần dựa vào câu đứng trƣớc, tức là phải căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của phát ngôn.

Ở phát ngôn hỏi “đây slao nỏ”, nếu không dựa vào câu trƣớc nó thì lời nhận xét của SP1 là lời khen. Nhƣng đặt trong ngữ cảnh cụ thể có mối liên hệ với câu trƣớc (ngƣời con đi chơi về muộn, bà mẹ không bằng lòng) thì thực chất phát ngôn hỏi này là lời khiển trách, chê bai của SP1 đối với SP2. Thông qua đó SP1 gián tiếp bộc lộ thái độ mỉa mai chế giễu đôi với hành động của SP2.

Nhƣ vậy, hành vi ngôn ngữ chính của SP1 trong ví dụ xét ở trên là hành vi mỉa mai. Đây là hành vi ngôn ngữ gián tiếp đƣợc thể hiện thông qua hành vi trực tiếp hỏi.

(2) Vằn nưng slon, slam vằn pây liểu. Mầư slon híu lai nỏ?

(Một ngày học, ba ngày chơi. Mày học giỏi thật nhỉ?)

Cũng giống ví dụ trên, ở ví dụ này, phát ngôn hỏi Mầư slon híu lai nỏ?

không chứa điều thắc mắc của SP1. SP1 không có nhu cầu muốn SP2 trả lời hay đồng ý với ý kiến của mình. Điều mà SP1 thể hiện thông qua hình thức hỏi này là thái độ mỉa mai, châm biếm về sự lƣời biếng của SP2.

d. Hỏi - đồng cảm, xót thƣơng, ví dụ:

Bại mẻ nhình, lủc nhình mẻn cần rại pjàng au pây khai hử nước noọc lèo chậư chọ bại cần, lăng bấu khôm phết lỏ?

(Phận đàn bà con gái bị lừa gạt đem bán ra nƣớc ngoài, phải hầu hạ mọi ngƣời, sao mà không khổ chứ?)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phát ngôn trên có hình thức là một câu hỏi. Hành vi hỏi này đƣợc đánh dấu bằng từ nghi vấn lăng ở đầu phát ngôn hỏi kết hợp với từ biểu thị tình thái lỏ đứng ở cuối câu. Tuy vậy, hành vi ngôn ngữ chính của phát ngôn không phải là hỏi, ngƣời nói không có nhu cầu buộc ngƣời nghe phải trả lời câu hỏi của mình. Thực chất, đây là lời tâm sự, bộc lộ thái độ đồng cảm, xót thƣơng của ngƣời nói đối với những chị em không may mắn bị lừa gạt bán ra nƣớc ngoài

Thông qua hình thức của một câu hỏi, thái độ xót thƣơng của ngƣời nói dành cho đối tƣợng đƣợc nói đến (những chị em không may mắn bị lừa gạt bán sang Trung Quốc) đƣợc thể hiện sâu sắc hơn, đồng thời nó có tác động mạnh đến ngƣời nghe, khiến ngƣời nghe biết ngƣời nói đang rất chú ý đến hiện thực này.

e. Hỏi - tỏ lòng biết ơn

Ngƣời Tày thƣờng sống quây quần thành từng bản, họ thƣờng hay qua lại, giúp đỡ lẫn nhau, ngƣời có khả năng giúp đỡ ngƣời khó khăn. Và ngƣợc lại, ngƣời đƣợc giúp đỡ luôn biết ơn những ngƣời đã giúp mình, sự biết ơn đó có thể đƣợc thể hiện thông qua những việc làm cụ thể cũng có thể thông qua những lời cám ơn. Ví dụ:

Pú pang chỏi lục la dái, lục lèo hất lăng sle pjá ơn cúa pú dế?

(Ông giúp cháu nhiều rồi, cháu phải làm gì để đền đáp ơn nghĩa của ông đây?)

Phát ngôn trên là lời cám ơn của SP1 dành cho SP2 thông qua hình thức của một câu hỏi. Khi nói lục lèo hất lăng sle pjá ơn cúa pú dế?(Cháu phải làm gì để đền đáp ơn nghĩa của ông đây?), SP1 không mong chờ câu trả lời của SP2. Đây chỉ là cách mà SP1 bày tỏ thái độ biết ơn đối với SP2. So với cách nói trực tiếp cháu cám ơn ông thì cách này có giá trị biểu đạt cao hơn. Tính khuôn sáo đựơc giảm bớt, mức độ chân thành của hành động đƣợc tăng lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

g. Hỏi - chào

Chào hỏi luôn đƣợc coi là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của ngƣời Tày, trở thành một thói quen không thể thiếu trong giao tiếp. Đối với họ, thƣờng chỉ có một cách chào duy nhất là bằng câu hỏi. Với ngƣời lạ, đó là cách hỏi thay cho lời chào để làm quen, để tỏ lòng hiếu khách. Với ngƣời quen thì chào hỏi để thể hiện niềm vui gặp gỡ, hỏi để bộc lộ sự quan tâm...Dù với mục đích gì đi nữa thì hỏi - chào chính là cách bộc lộ tình cảm quen thuộc, tự nhiên và chân thật nhất. Trong tiếng Tày, những câu hỏi có mục đích chào thƣờng là kiểu câu hỏi sử dụng các tiểu từ tình thái. Ví dụ:

Một thành viên trong bản đi xa lâu ngày vừa về, đứa trẻ gặp, nó reo lên:

Pí ngám mà a?

(Chị mới về à?)

Phát ngôn trên có hai hành vi: hành vi thứ nhất là hỏi, là hành vi mang tính hình thức của phát ngôn, bởi ngƣời hỏi không có nhu cầu buộc ngƣời nghe phải làm sáng tỏ nội dung gì. Hành vi đích thực của phát ngôn này là chào. Do đó ngƣời nghe không cần trả lời mà thƣờng chỉ cần cƣời hay gật đầu hoặc hỏi lại một câu để chào. Sự kết hợp này đã tạo nên hành động ngôn ngữ mới là hỏi chào. Điều này đã trở thành quy ƣớc đƣợc cộng đồng chấp nhận nhƣ một thói quen giao tiếp.

Nhƣ đã nói, chào bằng hình thức hỏi là một hành vi ngôn ngữ rất phổ biến của đồng bào Tày. Họ thƣờng chào hỏi mọi lúc, mọi nơi và không câu nệ hình thức, vai vế. Chẳng hạn, một ngƣời cao tuổi gặp một đứa bé đang chăn trâu có thể hỏi Lan hen vài lỏ? (cháu chăn trâu à?), đứa bé có thể đáp lại Cúng ngám mừa a?(Ông vừa về ạ?). Mặc dù ngƣời cao tuổi đã nhìn thấy đứa bé đang chăn trâu và đứa bé cũng biết ngƣời cao tuổi vừa đi vẫn hỏi nhau. Những hành động nhƣ vậy dƣờng nhƣ là không cần thiết, là thừa nhƣng thực tế không phải vậy: Chúng mang trọng trách của một lời chào, giúp mọi ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gắn kết, gần gũi với nhau hơn. Những cách hỏi chào nhƣ vậy thể hiện rõ nét văn hóa của dân tộc Tày.

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)