Câu hỏi có giá trị cầu khiến

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày (Trang 79 - 82)

7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

2.2.2.1. Câu hỏi có giá trị cầu khiến

Về hình thức, các câu này có cấu trúc của câu hỏi nhƣng nhằm mục đích mong muốn, sai khiến ngƣời nghe thực hiện một hành động nào đó. Đó có thể là:

a. Hỏi - nhờ vả, ví dụ:

Noọng pây hất ngài hử pí đảy bấu?

(em-nấu-cơm-cho-chị-đƣợc-không = Em đi nấu cơm cho chị đƣợc không?)

Lục à, slọi ăn thêm nảy hưa pả đảy vỏ?

(cháu-à-xâu-cái-kim-này-giúp-bà-đƣợc-chứ = Cháu ơi xâu cái kim này giúp bà đƣợc chứ?)

Trong các ví dụ trên, khi tạo lập câu hỏi với hiệu lực ở lời là nhờ vả, ngƣời nói đã mong muốn ở ngƣời nghe một sự giúp đỡ. Hiệu lực nhờ vả này dù không đƣợc thể hiện bằng động từ vàn (nhờ) nhƣng ý định nhờ vả vẫn đƣợc thể hiện qua một số dấu hiệu nhƣ hử (cho), hưa (giúp) hoặc qua mối quan hệ giữa các thành tố trong câu đƣợc nêu ra. Với việc tạo hiệu lực ở lời là nhờ vả, ngƣời nói đã ngầm giả định rằng ngƣời nghe có thể làm đƣợc việc đó chứ không phải có nghĩa vụ phải làm việc đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Hỏi - rủ rê, ví dụ:

Vằn nảy dú thị trấn mì văn công mừa biểu diễn, bại cần pây lai lăng, hây pây lỏ?

(ngày-này-ở-thị trấn-có-văn công-về-biểu diễn-mọi-ngƣời-đi-nhiều-sao- ta-đi-nhỉ = Hôm nay ở thị trấn có văn công về biểu diễn, mọi ngƣời đi đông lắm, mình đi nhỉ?)

Mí mì cần ngòi slườn pây lăng đảy?

(không-có-ngƣời-trông-nhà-đi-sao-đƣợc = Không có ai trông nhà đi sao đƣợc?)

Trong các ví dụ trên, mặc dù hình thức biểu đạt của phát ngôn mang dấu hiệu của biểu thức hỏi (nhờ từ tình thái - lỏ) nhƣng hiệu lực rủ rê đƣợc bộc lộ khá rõ qua cách sử dụng từ tình thái, và qua lí do mà SP1 đƣa ra để thuyết

phục SP2. Khi thực hiện hành động rủ này, SP1 một mặt hi vọng vào sự nhiệt

tình của SP2, mặt khác dành cho SP2 tình cảm thân mật, gần gũi, thậm chí có vẻ suồng sã. Chính điều này làm cho hành vi rủ không mang tính nghi thức

và dễ thuyết phục hơn. Cũng giống nhƣ hành vi hỏi - nhờ vả vừa xét ở trên,

khi thực hiện hành vi rủ rê, SP1 mong muốn, hi vọng vào sự nhiệt tình của SP2 thực hiện hành động mà SP1 đã đƣa ra, chứ không có quyền yêu cầu SP2 phải có trách nhiệm thực hiện hành động ấy. Tùy vào độ thân tình giữa SP1 với SP2, sự nhiệt tình của SP2 và các yếu tố khác chi phối mà câu trả lời của SP2 có thể là đồng ý hay từ chối. Có thể thấy rằng, nếu mối quan hệ giữa SP1 và SP2 là ngang hàng, thân tình tình thì hành động từ chối sẽ nhẹ nhàng hơn. Ngƣợc lại, nếu SP1 có vị thế giao tiếp cao hơn, hay khác giới thì lời từ chối có thể ảnh hƣởng đến thể diện của SP1. Do đó, để đạt đƣợc đích rủ ngƣời rủ phải có một chiến lƣợc giao tiếp hợp lí nhƣ đã phân tích ở trên.

Thông thƣờng để đạt đƣợc đích nhờ vả hay rủ rê, trong cấu trúc ngôn hành ngƣời Tày thƣờng sử dụng các từ ngữ biểu thị tình thái để tăng thêm sắc thái biểu cảm, tạo sức thuyết phục cho ngƣời nghe. Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Slon thuổn dá, pây liểu nỏ?

(học-xong-rồi-đi-chơi-nhỉ = Học xong rồi, đi chơi nhỉ?)

Ừ, pây á (ừ-đi-á = Ừ, đi thôi)

Bảc ngòi hử lan ăn thông nảy nớ?

(bác-nhìn-cho-cháu-cái-túi-này-nhe = Bác trông giúp cháu cái túi này nhé)

Đảy dá, mừa khoái khoái nớ.

(đƣợc-rồi-về-nhanh-nhanh-nhé = Đƣợc rồi, về nhanh nhé)...

c. Hỏi - yêu cầu

Trong tiếng Tày, khi muốn ngƣời nghe phải làm một việc gì đó thì ngƣời nói thƣờng không sử dụng loại câu cầu khiến mà thƣờng dùng câu có hình thức hỏi để thực hiện hành động sai khiến này. Ví dụ:

Cúng ngám oóc viện lăng (răng) mầư bấu pây dương te?

(ông-vừa-ra-viện-sao-mày-không-đi-thăm-nó = Ông vừa xuất viện sao mày không đi thăm ông?)

Ví dụ trên là một phát ngôn thực hiện hành vi hỏi - yêu cầu. Nó có cấu

tạo của một câu hỏi sử dụng từ lăng (sao). Phát ngôn mà SP1 nêu ra có chứa

mệnh đề nêu ra sự kiện cúng ngám oóc viện (ông mới xuất viện). Tuy nhiên

nội dung mệnh đề lại không chứa điều nghi vấn của SP1. Thực tế thì SP1

không quan tâm đến nguyên nhân vì sao SP2 không đi thăm ông (“lăng mầư

bấu pây dương te” - sao mày không đi thăm ông). Khi đƣa ra phát ngôn hỏi nhƣ vậy, bản thân SP1 ngầm mong muốn và áp đặt hành động buộc SP2 phải thực hiện, đó là việc phải đi thăm ông. Điều này đã vi phạm điều kiện chân thành và căn bản của hành vi hỏi. Thực chất điều mà SP1 nêu trong phát ngôn trên là mong muốn SP2 thực hiện hành động mà mình đƣa ra. Do đó câu hồi đáp mà SP1 mong nhận đƣợc từ SP2 chính là câu tỏ ý tán thành với điều mà SP1 yêu cầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tóm lại, hành vi ngôn ngữ chính của phát ngôn trên là hành vi yêu cầu đƣợc nằm trong hình thức của một câu hỏi. Niềm tin của SP1 vào hành động mà SP2 thực hiện mang tính dồn ép cao. Do đặc tính dồn ép, áp đặt của hành vi hỏi nên có thể thấy vai giao tiếp của SP1 cao hơn vai giao tiếp của SP2.

d. Hỏi - nhắc nhở, ví dụ:

Lưu chảp mì ỷ diêm sliểu:

Thác tỉ hâu bấu cạ, thác chang chàn fải te bấu chắc lỏ?

(Lƣu hỏi có ý lo xa:

Phơi ở đâu không nói, phơi trên sàn chẳng phải chúng nó biết sao?)

Câu hỏi Thác chang chàn fải te bấu chắc lỏ? - (phơi trên sàn chẳng phải

chúng nó biết sao) có đặc điểm:

- Chứa đựng từ biểu thị tình thái cuối câu lỏ dùng để hỏi về khả năng xảy ra của sự việc đƣợc nhắc đến.

- Các yếu tố ngôn ngữ không có bất kì một sự quy chiếu nào với hiệu lực nhắc nhở.

Tuy nhiên, tiền giả định của câu hỏi có một mỗi liên hệ gián tiếp với nội dung nhắc nhở. Mặt khác, điều đó còn tạo liên tƣởng với yêu cầu phải cẩn thận, không đƣợc phơi ở đó.

Nhƣ vậy, đích ngôn trung của hành động ngôn ngữ nêu ở ví dụ trên là lời nhắc nhở của SP1 đối với SP2 là: phải cẩn thận, không đƣợc phơi trên sàn.

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)