Câu hỏi trong các truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toạ

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày (Trang 102 - 109)

7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

3.2.2.2. Câu hỏi trong các truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toạ

xét trên bình diện hoạt động giao tiếp

a. Câu hỏi trong lời đối thoại của nhân vật

Trong các tác phẩm văn học, đối thoại của các nhân vật đƣợc tác giả xây dựng nhằm khắc họa hình tƣợng nhân vật. Hình tƣợng nhân vật đƣợc thể hiện rõ nét nhất thông qua lời ăn tiếng nói của nhân vật. Câu hỏi trong đối thoại chính là lời ăn tiếng nói của nhân vật, góp phần khắc họa hình tƣợng nhân vật với những nét cá tính độc đáo. Tìm hiểu câu hỏi trong lời đối thoại của các nhân vật trong các truyện ngắn thuộc “Tuyển tập Nông Viết Toại”, chúng tôi thấy, những câu hỏi loại này có số lƣợng lớn (49 câu, chiếm 48%) và có thể chia thành hai loại: câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Câu hỏi đƣợc dùng trực tiếp:

Câu hỏi đƣợc dùng trực tiếp trong các truyện ngắn của Nông Viết Toại thƣờng là những câu hỏi thực hiện hành vi hỏi với thái độ chân thành, các nhân vật hỏi nêu ra những điều cần biết và mong muốn đƣợc ngƣời nghe trả lời, giải đáp. Ví dụ :

Cần tò bẳn tỉ hâu dế? (Ngƣời-nhau-bắn-ở đâu-thế = Ngƣời ta bắn nhau ở đâu thế?) [Boỏng tàng tập éo, tr. 117]

Trong câu truyện của Niệm kể về việc đi tìm Lƣu. Nghe mọi ngƣời kháo nhau có tiếng súng bắn nhau ở mạn trong ấy, Lƣu hỏi Niệm: “Ngƣời ta bắn nhau ở đâu?” Lƣu quan tâm tới cuộc chiến của cách mạng để mang lại cuộc sống an lành cho nhân dân. Mỗi cuộc chiến đấu xảy ra đều là những bƣớc tiến của cách mạng, mỗi cuộc chiến đều khiến Lƣu dõi theo. Câu hỏi này phản ánh đúng tâm trạng của nhân vật.

- Câu hỏi đƣợc dùng gián tiếp:

Câu hỏi đƣợc dùng gián tiếp là loại câu có hình thức là câu hỏi, nhƣng ý nghĩa của nó lại mang hành vi ở lời gián tiếp. Đó có thể là hỏi để phê phán, hỏi để trách móc, hỏi để biết ơn hay hỏi để phủ định...Ví dụ:

Hỏi để phủ định:

Mì cảo cần tầu pây đếch hăn phi? (có-những-ngƣời-tầu-mà lại-thấy-ma = Có ai lại nhìn thấy ma?) [Hăn phi, tr. 159]

Sáng đi biệt hai, ba năm mà không một chữ về nhà đã khiến cho ông bà Sáng lo lắng. Bà Sáng vốn là ngƣời mê tín, bà luôn tin là có ma tồn tại, vì thế bà đã mời bà Tính tới để làm ma sống cho Sáng. Bà Tính là ngƣời đƣợc miêu tả là “ăn bát gạo cắm hƣơng”, “Ai cũng nói rằng bà là ngƣời mắt sáng, sống ở dƣơng gian mà nhìn thấy việc ở âm phủ”. Bà đã đƣợc bà Sáng mời tới nhà để làm lễ. Sau khi nén hƣơng đã cháy tàn đến nửa gang, bà Tính đã phán: “Thằng Sáng đã chết rồi!”. Bà Sáng vô cùng đau đớn, bà đã bật khóc. Việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sáng trở về nhà mạnh khoẻ đối với ông bà Sáng không phải chỉ là điều vui mừng hạnh phúc mà đối với ông bà đó còn là một tia sáng xua tan đi những mê muội mà bấy lâu nay họ vẫn coi đó là sự thật. Ông Sáng vốn là ngƣời không tin vào ma quỷ, trong buổi đoàn viên của cả gia đình, ông Sáng đã hỏi bà Sáng để phủ định lại việc có ma. Mọi lời đồn đại về khả năng nhìn thấy mọi việc ở cõi âm của bà Tính chỉ là lời đồn đại nhảm nhí.

b. Câu hỏi trong suy nghĩ nội tâm của nhân vật (câu hỏi độc thoại nội tâm)

Câu hỏi độc thoại nội tâm trong các truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toại xuất hiện khá thƣờng xuyên (34 lần, chiếm 33% tổng số các câu hỏi đƣợc khảo sát). Thông thƣờng các câu hỏi này xuất hiện khi nhân vật đứng trƣớc sự việc khó khăn buộc phải trăn trở, lựa chọn để tìm ra con đƣờng đi cho tƣơng lai của mình, hay đó là những lời độc thoại của nhân vật khi một mình đối diện với không gian mênh mông rộng lớn, hoặc với những suy nghĩ tâm sự không tìm đƣợc ngƣời giãi bày chia sẻ, nhân vật hƣớng nội tự độc thoại với chính mình (tự hỏi mình).

Các câu hỏi này thƣờng bộc lộ tâm trạng băn khoăn day dứt, có sự mâu thuẫn giằng co, đấu tranh trong tƣ tƣởng của các nhân vật. Tính cách của các nhân vật trong truyện đƣợc thể hiện rõ nét qua những câu hỏi loại này. Ví dụ:

(1) Đoạn độc thoại nội tâm của Lƣu: (Boỏng tàng tập éo, [tr. 120-121])

“Dò! Hết lừ đây?” (dò-hết lừ-bây giờ = Chà làm thế nào bây giờ?)

“Kin thề dá, này lầu tẻo cạ pây thủ Tây mấu lò?” (ăn-thề-rồi-lại-phải-đi- nói-với-Tây-mới- = Ăn thề rồi chả nhẽ lại đi đầu thú?)

“Pện bấu pền phản hội lò?” (thế-không-phải-phản-bội- = Thế tức là phản bội chứ còn gì nữa?)

“Phiến quá hâu pây đảy khói? (trốn-qua-hâu-đi-đƣợc-chứ = Trốn đâu bây giờ?)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Hết lừ pây đảy mại?” (hết lừ-đi-đƣợc-mãi = Trốn làm sao mà đi đƣợc mãi?)

“Bấu chắc ca bại đồng chí thượng cấp này dú tẳm hâu”? (không-biết-

các-đồng chí-cấp trên-này-ở-tẳm hâu = Không hiểu các đồng chí cấp trên giờ

ở nơi nào?)

“Bại đồng chí nhằng slứn lầu lụ bấu slứn?” (các-đồng chí-còn-tin-ta-lụ-

không-tin = Liệu các đồng chí ấy còn tin ta hay không?)

“Quá hâu pây chắng chặp đảy đồng chí Hoàn, Sơn? (qua-hâu-đi-mới- gặp-đƣợc-đồng chí-Hoàn-Sơn = Sẽ tìm gặp đƣợc các đồng chí Hoàn và Sơn ở đâu đấy?)

Trăng đã lên đến ngang sân, trong đêm thanh vắng và tĩnh mịch khi mọi ngƣời ở bản đã ngủ hết, vừa bƣớc ra sàn phơi Lƣu vừa nghĩ về tình cảnh hiện nay. Trong tƣ tƣởng của anh đang có sự giằng co giữa việc đầu thú hay tiếp tục phải trốn. Nếu ra đầu thú là phản bội, không thực hiện đƣợc lời thề với tổ chức. Nhƣng anh đang là rể mới, vợ chồng mới cƣới nhau sống với nhau còn chƣa đƣợc bao lâu, sống với nhau còn nhƣ là khách nay phải xa nhau sao đƣợc. Nếu không ra đầu thú thì anh phải trốn, nhƣng trốn đi đâu bây giờ, trốn làm sao đƣợc mãi... Sự trăn trở day dứt nhất của Lƣu không chỉ là việc gia đình nhà vợ sẽ bị liên lụy khi Lƣu ra đi nhƣng liệu trên con đƣờng ra đi đó anh có tìm gặp đƣợc tổ chức, tìm gặp đƣợc những ngƣời bạn ăn thề của mình và liệu rằng khi biết chuyện các đồng chí cấp trên còn tin tƣởng ở Lƣu nhƣ trƣớc nữa không? Dòng suy nghĩ trăn trở ấy càng đƣợc đẩy lên tới cực điểm khi Lƣu nhận thức rằng con đƣờng ra đi là con đƣờng sống. Và khi cách mạng thắng lợi, ngƣời cách mạng đứng đầu thì cuộc sống sẽ không tối tăm nhƣ bây giờ, ngƣời làm rể nhà ngƣời cũng không bị thiên hạ coi thƣờng nữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Thai phi lụ nị đíp? (chết-ma-hay-nợ-sống = Không biết chết rồi thành ma hay vẫn sống kiếp chui nhục?)

Bát nẩy au cần hâu phẳn chước vài? (bây giờ-lấy-ngƣời-hâu-bệ-thừng- trâu = Bây giờ lấy ai bện thừng?)

Thâng mảu thây như cần hâu mà tức thây, chỏi phưa? (đến-mùa-cày hái-

ngƣời-hâu-về-đẽo-cày-đóng-bừa = Đến mùa lấy ai đẽo cày, đóng bừa?)

Thâng mảu tan tắp, cầu mà hưa ham pựn, bec pè? (đến-mùa-gặt-hái-cầu-

về-giúp-mình-khiêng-loỏng-ván-ván = Đến mùa gặt hái ai giúp mình khiêng

loỏng vác ván đạp lúa?)

Slíp pet pi liện pền mải lẻ pây au cần mấu? (mười-tám-tuổi-lại-đi-lấy- người-mới = Mƣời tám tuổi đã goá bụa, lại đi lấy ngƣời khác ƣ?)

Pây hết mẻ nả mẻ lăng, hẩu pâu đá pận tởi lò? (đi-làm-vợ-bé-để-họ-đi-

chửi-cả-đời-lỏ = Đi làm vợ kế, vợ bé để ngƣời ta mắng chửi một đời ƣ?)

Hai vợ chồng Lƣu luôn phải đặt ra những câu hỏi nội tâm. Đó là những trăn trở day dứt theo những hƣớng khác nhau của mỗi ngƣời trên đƣờng đi. Những suy nghĩ của Lƣu dành cho gia đình là phần quan trọng hơn cả và đặc biệt là ngƣời vợ trẻ mới cƣới của anh. Rồi Niệm sẽ sống sao đây? Đối lập với những điều suy nghĩ lớn lao về việc sống và chết của Lƣu, Niệm lại có những suy nghĩ gần gũi về thân phận của ngƣời đàn bà con gái khi ngƣời chồng không may đi xa mãi mãi. Khi Lƣu ra đi, lấy ai bện thừng, mùa gặt lấy ai xỏ sẹo trâu, lấy ai giúp khiêng loỏng đập lúa, và đau đớn hơn cả là việc góa bụa khi còn trẻ tuổi, phải làm vợ bé, vợ kế ngƣời ta. Cô dành cho Lƣu những tình cảm yêu thƣơng. Tiếng thở dài não ruột trải dài trên những dòng độc thoại nội tâm của Niệm khiến cho Lƣu cũng thấu hiểu đƣợc đôi phần, nhƣng Lƣu không sao cất lên lời đƣợc. Cảnh chia tay của vợ chồng Lƣu chất chứa biết bao ngổn ngang nhƣng chân thực về cuộc sống thực tại mà họ đang phải trải qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(3) Cẳm chử pậu đi phuối đai hẩu lò? (chẳng-phải-họ-đi-nói-thôi- = Chả nhẽ ngƣời ta dựng chuyện ra nói hay sao?) [Hăn phi, tr.150]

Tọ mền bấu hăn slắc ỷ hết lừ táng phuối cảng đảy pền? (nhƣng-họ- không-thấy-cái gì-làm sao-dám-nó-đƣợc-thế = Nhƣng không nhẽ ngƣời ta không nhìn thấy mà lại nói đƣợc?) [Hăn phi, tr.154]

Trong phiên chợ, ngƣời ta xầm xì rằng: Năm trƣớc thằng Sáng ở Khau Mu đi chợ biên giới tại mạn Cao Bằng bị lính Choóng-Cái-Xạch bắt để sung quân đã bị chết rồi. Mấy năm nay Sáng không có một chữ về nhà khiến cho bà Sáng lo lắng, ngày nào cũng vậy mỗi lần chó sủa đầu ngõ bà lại chạy ra ngóng nhƣng đều thất vọng. Bà nghĩ lại tính cách của con mình hồi còn nhỏ đi tới đâu cũng không muốn ngủ qua đêm ở nhà ngƣời ta, rồi bà hy vọng Sáng cũng sẽ trở về. Thế nhƣng trƣớc những lời đồn đại của mọi ngƣời bà cũng không khỏi lo lắng. Bà tự hỏi chẳng nhẽ việc Sáng mất là do mọi ngƣời dựng chuyện mà nói hay sao? Nếu Sáng còn thì đã trở về từ lâu rồi, chứ không bao giờ đi biền biệt để cho bố mẹ khóc thƣơng hoài. Suy nghĩ vẩn vơ đó chợt tới khi mọi điều hy vọng về Sáng của bà ngày càng bị dập tắt.

(4) Độc thoại nội tâm của Sliếng:

Dò, bấu mì câu pấu kỉ ám nặm cắt, boong mầu cẳm au đảy cặn ngải?

(hừ-không-có-tao-nhổ-mấy-ngụm-nƣớc-lã-bọn-mày-có-lấy-đƣợc-bạc-dễ =

Hừ, không có tao phun mấy miếng nƣớc lã, thì chúng mày có lấy bạc dễ đến nhƣ thế không?) [Ngần muộc, tr.138]

Lời độc thoại nội tâm của Sliếng càng bộc lộ rõ bản chất của lão, kẻ đã có công rất lớn trong việc làm lễ cúng để phán lời sấm truyền chỉ bảo việc tống táng những đồng bạc của lão Cuổng nhặt đƣợc, và nhờ vậy bọn chúng mới có dịp để cùng nhau chia phần. Nhƣng khi về tới nhà giở tiền ra xem cũng chỉ thấy mình đƣợc mƣời tám đồng lão không vừa lòng vế sự phân chia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đó, bởi theo lão ngƣời mà có công lớn nhất trong việc này là lão. và do vậy câu hỏi của lão thể hiện rõ sự căm tức không biết ngỏ cùng ai.

c. Câu hỏi trong lời kể truyện

Câu hỏi trong lời kể chuyện của tác giả là những câu đặt ra thể hiện sự miêu tả, bộc lộ thái độ tình cảm, sự bình phẩm đánh giá của ngƣời kể chuyện - tác giả đối với các nhân vật và đối với sự việc đƣợc nói đến. Khảo sát trong năm truyện ngắn của Nông Viết Toại, có thể thấy, mặc dù số lƣợng các câu hỏi loại này chiếm số lƣợng không nhiều (18 câu, chiếm 18%) nhƣng chúng có vai trò quan trọng góp phần thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả với nhân vật và với sự viêc đƣợc miêu tả. Đó có thể là thái độ đồng tình, cảm thông trân trọng, đó cũng có thể là thái độ phê phán, mỉa mai. Ví dụ:

(1) Mửa hâu tha vằn chẳng khửn mà rủng xoac?

(mửa hâu-mắt-trời-mới-lên-rực rỡ = Bao giờ mặt trời mới mọc toả nắng hồng rực rỡ?)

Quá tỉ hâu pây đảy cà này? (qua-tỉ hâu-đi-đƣợc-bây giờ = Đi lối nào đây?) [Boỏng tàng tập éo, tr. 125]

Câu hỏi là sự đồng cảm của ngƣời kể chuyện với Lƣu - nhân vật trong truyện. Đứng trƣớc sự lựa chọn mang tính quyết định, Lƣu băn khoăn không biết phải làm sao, rồi cuộc đời anh sẽ đi đâu về đâu. Câu hỏi là lời của tác giả cũng là tâm sự của Lƣu, của biết bao thanh niên thời bấy giờ. Họ băn khoăn lựa chọn cho mình con đƣờng đi đúng nhất. Bằng niềm tin vào cách mạng, cuối cùng Lƣu cũng nhƣ những thanh niên khác đã chọn cho mình hƣớng đi đúng đắn, dù rằng con đƣờng đó còn nhiều trắc trở.

(2) Cảo nẩy hết lừ đếch pây hăn khoan hò Sáng thai dú tẳm đi Nồng?

(thế-này-hết lừ-đi-thấy-xác-thằng-sáng-chết-ở-tận-bên-Tàu = Thế này thì làm

sao mà nhìn thấy ma của thằng Sáng ở tận bên Tàu?)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Nếu-nói-có-ma-thật-thì-thấy-không = Nếu có ma thật đi nữa thì liệu bà ta có nhìn thấy hay không?) [Hăn phi, tr.152]

Niềm tin mù quáng vào thần linh, ma quỷ là một trong những hạn chế trong nhận thức của một số đồng bào miền núi. Bằng những câu hỏi nhẹ nhàng xen lẫn lời của các nhân vật, Nông Viết Toại đã kín đáo bộc lộ thái độ phê phán đối với sự mê tín ngây thơ này. Đồng thời đó cũng là lời nhắc nhở nhẹ nhàng, lời cảnh tỉnh sâu sắc dành cho những ai nhẹ dạ cả tin.

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)