Hỏ i khẳng định

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày (Trang 89 - 95)

7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

2.2.2.3. Hỏ i khẳng định

Đây là loại câu hỏi chứa hành động ngôn từ gián tiếp là khẳng định. Loại câu này có đặc điểm hình thức của câu hỏi và có đặc điểm nội dung của câu khẳng định. Ví dụ:

Một bà mẹ mắng đứa con nghịch ngợm: Câu cạ mầƣ bấu đảy tức căn kỉ lai pày dá?

(Tao đã bảo mày không đƣợc đánh nhau bao nhiêu lần rồi?) Đứa bé cãi lại:

Tọ lục bấu hất lăng vỏ.

(Nhƣng con không làm gì mà) Bà mẹ lại nói:

Mầư ... mầư nhằng kẻo đuổi câu nỏ? bấu sử mầư ngám tức ò Dếnh lỏ?

(mày ... mày còn cãi tao hả? Không phải mày vừa đánh thằng Dếnh sao? Đứa bé lại nói:

Tọ te tức lục cón.

(Nhƣng nó đánh con trƣớc)

Xét ví dụ trên ta thấy, phát ngôn bấu sử mầư ngám tức ò Dếnh lỏ là một

câu hỏi đƣợc đánh dấu bằng từ biểu thị tình thái lỏ đứng cuối cùng với từ phủ định đứng đầu câu. Nếu nhƣ chỉ xem xét trên bề mặt phát ngôn thì ta thấy dƣờng nhƣ nội dung mệnh đề có chứa điều nghi vấn của ngƣời mẹ (SP1) đối với sự kiện đƣợc nêu ra, nhƣng thực tế thì SP1 không mong ngƣời con (SP2) trả lời. Khi hỏi, bản thân SP1 đã biết chắc điều mình nêu ra là đúng, hỏi chỉ là để khẳng định thêm và cũng đồng thời yêu cầu SP2 phải thừa nhận điều mình khẳng định. Do đó câu trả lời mà SP1 mong nhận đƣợc từ SP2 là tỏ ý thừa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhận. Thực tế thì SP2 đã thừa nhận thông qua phát ngôn bào chữa của mình

Tọ te tức lục cón (Nhƣng nó đánh con trƣớc).

Nhƣ vậy có thể thấy, hỏi không phải là hành vi chính của phát ngôn đang xét. Câu hồi đáp của SP2 không mang tính bắt buộc, SP2 có thể trả lời và cũng có thể không trả lời, bởi đích của phát ngôn cần đạt không phải yêu cầu SP2 làm sáng tỏ điều gì. Hành vi chính của phát ngôn trên là nhằm biểu thị ý khẳng định.

Trong giao tiếp, việc sử dụng các câu hỏi lại này vừa có tác dụng tăng nội dung khẳng định vừa giúp ngƣời nói bộc lộ đƣợc nhiều thái độ khác nhau. Đó có thể là thái độ tiêu cực, cũng có thể là thái độ không tiêu cực.

Nhƣ vậy, hành vi khẳng định đƣợc thể hiện dƣới hình thức của câu hỏi thì hiệu lực khẳng định sẽ tăng hơn. Mục đích khẳng định sẽ đƣợc khắc sâu hơn. Mặt khác, việc sử dụng câu hỏi để khẳng định cũng có tác dụng lớn trong việc giúp ngƣời nói thể hiện rõ thái độ của mình. Đó có thể là thái độ khó chịu, bực bội, cũng có thể là thái độ vui vẻ, thoải mái...Có thể nói, đây chính là đặc điểm vƣợt trội của việc sử dụng câu hỏi với mục đích khẳng định so vơi việc sử dụng câu khẳng định chính danh.

2.2.2.4. Hỏi - phủ định

Phủ định là ngƣời nói đƣa ra các lí lẽ logic để kết luận và đảm bảo chắc chắn rằng một sự việc hay một hành động nào đó không xảy ra hoặc không do ngƣời nào đó thực hiện không nhƣ thế. Trong thực tế khi biết một việc hoặc một hành động nào đó xảy ra không có lợi cho mình hoặc không có lợi thì ngƣời nói thƣờng dùng lí lẽ để giải thích và kết luận là không có việc đó hoặc việc đó không xảy ra.Thông thƣờng phủ định đƣợc thể hiện dƣới hình thức của câu phủ định nhƣng trong một số trƣờng hợp phủ định lại đƣợc thể hiện dƣới hình thức của một câu hỏi. Trong giao tiếp, sử dụng loại câu này vừa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mang tính lịch sự, tế nhị, vừa góp phần làm phong phú thêm nội dung giao tiếp, giúp ngƣời sử dụng thực hiện đƣợc nhiều nội dung giao tiếp khác nhau.

Trong tiếng Tày câu hỏi đƣợc dùng với mục đích phủ định xuất hiện khá nhiều. Ví dụ:

(1)Bảc Phƣợng: Chia hử tẳng bọn mầư them lẻ dảc tỉnh lặm?

(Chia cho cả chúng mày làm sao đƣợc?)

- Chài Nhạ: Bảc phuối pện nảy mà tỉnh đảy a? Chia dú khái nẩy le pền

hết lặc, hết lặc cúa xã viên, cúa bại cần mì lai công trực tiếp sản xuất, cúa bại cần mì lai công cóp hử xạ hội và quốc phòng, kin lặc cúa bại cần pây bộ đội tức slấc dú noọc tiền phƣơng, bảc chắc bấu.

(Bác nói thế mà nghe đƣợc à? làm ăn nhƣ thế là ăn bớt của xã viên, của

tập thể, của những ngƣời góp nhiều công sức cho xã hội và quốc phòng, ăn

bớt của nhũng ngƣời đi đánh giặc ở tiền phƣơng, bác biết không? (Trích theo Nông Thị Kim Cúc [11, 31])

Ví dụ trên là lời đối thoại giữa hai nhân vật: bác Phƣợng và anh Nhạ. Họ bàn về việc chia phần, bác Phƣợng cho rằng không thể chia hết cho mọi ngƣời

đƣợc. Anh Nhạ đáp lại lời của bác Phƣợng bằng một câu hỏi Bảc phuối pện

nảy mà tỉnh đảy a?(Bác nói thế mà nghe đƣợc à?) Về hình thức thì đó là một câu hỏi nhƣng đích mà ngƣời hỏi (anh Nhạ) hƣớng tới không phải là mong muốn đƣợc giải đáp mà đó là lời phủ định lại ý kiến của bác Phƣợng. Theo anh Nhạ thì kết quả đó là do mọi ngƣời làm ra. Do đó phải chia hết cho mọi ngƣời. Ý kiến của bác Phƣợng là không đúng, không hợp lí. Tiếp đó anh còn đƣa ra một loạt luận điểm để chứng minh cho lời phủ định của mình là đúng, đồng thời còn tỏ thái độ chê trách đối với điều mà bác Phƣợng nói.

Trong tiếng Tày, việc sử dụng câu hỏi với mục đích nghi vấn, giúp cho ngƣời nói có thể thể hiện nhiều thái độ khác nhau nhƣ: coi thƣờng, bực bội, hài hƣớc, vui vẻ...Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(2) Một ngƣời đi mua hàng hỏi ngƣời bán hàng: -Ăn mắc lì xẩu xẩu nảy mọi cân kỉ lai chèn? (Quả lê xấu xấu thế này mỗi cân bao nhiêu tiền?) Ngƣời bán hàng bực bội đáp:

Dò, mắc lì đây pện nảy noọng nhằng cạ xẩu lỏ? Au bấu au thôi lá lăng cạ pện nẩy?

(Dà, lê đẹp thế này mà em còn bảo xấu á? lấy không lấy thì thôi, sao lại nói thế?)

Thông thƣờng, để mua đƣợc hàng với giá rẻ, ngƣời mua thƣờng dùng chiến lƣợc hạ thấp giá trị của mặt hàng. Trong trƣờng hợp này, ngƣời mua lê

cũng hạ thấp giá trị thực của quả lê bằng cách hỏi Ăn mắc lì xẩu xẩu nảy mọi

cân kỉ lai chèn?(Quả lê xấu xấu thế này mỗi cân bao nhiêu tiền?). Ngƣời bán hàng cũng hỏi lại với mục đích phủ định ý kiến mà ngƣời mua đã nói, đồng

thời tỏ thái độ không bằng lòng và có phần bực tức mắc lì đây pện nảy noọng

nhằng cạ xẩu lỏ?(lê đẹp thế này mà em còn bảo xấu á?). Câu hỏi mà ngƣời bán hàng hỏi lại thực chất là lời phủ định “lê không xấu”.

(3) Chức và Lan là đôi bạn lâu ngày mới gặp nhau, Chức hỏi Lan: -Hâng lai dá ngám chập, mầƣ mì cần điếp xằng?

(Lâu rồi không gặp, có ngƣời yêu chƣa mày?) Lan đáp:

-Phi điếp lỏ?

(Ma yêu à?)

Lời đáp của Lan ở ví dụ trên là một phát ngôn thực hiện hành vi hỏi - phủ định. Nó có cấu tạo của một câu hỏi sử dụng từ biểu thị tình thái lỏ. Xét bề mặt của câu hỏi trên ta thấy, dƣờng nhƣ phát ngôn chứa điều nghi vấn của Lan. Nhƣng thực chất thì không phải vậy, Lan không có nhu cầu buộc Chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phải trả lời. Thực ra đây là lời phủ định cho câu hỏi mà Chức hỏi Lan. Khác với phát ngôn hỏi ở ví dụ trên, trong ví dụ này ngƣời hỏi cũng nhằm mục đích phủ định nhƣng không phải với thái độ bực tức, không bằng lòng mà là với thái độ cởi mở, vui vẻ và có phần đùa nghịch hóm hỉnh.

Nhƣ vậy, có thể thấy việc sử dụng câu hỏi với mục đích phủ định sẽ đem lại giá trị bác bỏ cao hơn, đồng thời còn giúp ngƣời nói có thể thể hiện đƣợc nhiều thái độ khác nhau khi phát ngôn.

TIỂU KẾT

Xét về hình thức, trong tiếng Tày câu hỏi đích thực và câu hỏi không đích thực không khác nhau, chúng đều đƣợc cấu tạo bởi các phƣơng tiện sau:

- Dùng các từ ngữ nghi vấn

- Dùng từ phủ định

- Dùng các từ ngữ biểu thị tình thái ở cuối câu

- Lặp lại từ ngữ chỉ tiêu điểm hỏi đi kèm với từ phủ định bấu/mí (không),

xằng/bắn (chƣa) ở sau, hoặc những từ ngữ chỉ sự lựa chọn nhƣ rụ (hay), rụ cạ

(hay là) xen vào giữa.

Điểm khác biệt giữa hai loại câu hỏi tiếng Tày này là ở cách sử dụng trong giao tiếp.

Câu hỏi đích thực là câu hỏi đƣợc sử dụng đúng với đích ở lời. Ngƣời nói sử dụng nó với mong muốn đƣợc ngƣời nghe trả lời, cung cấp những thông tin chƣa biết, chƣa rõ hoặc còn khuyết thiếu theo những mục đích nhất định. Trong câu hỏi đích thực, ý nghĩa của cả câu hỏi có thể đƣợc xác định thông qua sự tƣơng ứng giữa câu hỏi và câu trả lời. Căn cứ vào nội mệnh đề, có thể chia câu hỏi đích thực trong tiếng Tày thành hai loại: câu hỏi lựa chọn và câu hỏi không lựa chọn.

Câu hỏi không đích thực là câu có hình thức hỏi nhƣng đƣợc dùng để thể hiện một số hành động lời nói không phải là hành động hỏi. Câu hỏi không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đích thực không yêu cầu cung cấp một thông tin, một hiểu biết, một câu trả lời có quan hệ trực tiếp với nội dung mệnh đề biểu hiện trong câu hỏi. Để xác định đƣợc một câu hỏi đƣợc coi là không đích thực (sử dụng gián tiếp) phải dựa vào các tiêu chí sau:

- Dựa vào sự vi phạm các điều kiện thỏa mãn hành vi hỏi

- Dựa vào hoàn cảnh giao tiếp hay những yếu tố nằm ngoài phát ngôn

- Dựa vào những chân lí thông thƣờng không có tính bắt buộc

- Dựa vào đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của câu đang xét

- Dựa vào sự suy ý.

Trong giao tiếp của ngƣời Tày, số lƣợng các câu hỏi đƣợc dùng gián tiếp xuất hiện khá nhiều, có thể quy thành các tiểu loại:

- Câu hỏi có giá trị cầu khiến - Câu hỏi có giá trị biểu cảm - Câu hỏi có giá trị phủ định - Câu hỏi có giá trị khẳng định.

Việc chỉ ra các đặc điểm của câu hỏi trong tiếng Tày không những góp phần tìm hiểu câu theo mục đích phát ngôn, mà còn cho thấy một số nét đặc trƣng trong văn hóa, trong cách ứng xử của ngƣời Tày thông qua hành vi hỏi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA “TUYỂN TẬP NÔNG VIẾT TOẠI”

Một phần của tài liệu Câu hỏi trong tiếng tày (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)